• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lộ lý do Đức kề cận "suy thoái", quyết định bên nào chiến thắng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Thế giới 20/08/2019 14:36

(Tổ Quốc) - Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tương lai Brexit đang đẩy nền kinh tế Đức vào nguy cơ suy thoái.

Đức, cường quốc công nghiệp đồng thời là nền kinh tế lớn nhất châu Âu với các tên tuổi như Volkswagen, Siemens và BASF – đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và dẫn tới những tác động tiêu cực cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và cả nước Mỹ. Đây là lời cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo của ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank).

Một cuộc "suy thoái kỹ thuật" được định nghĩa là hai quý liên tiếp có tăng trưởng âm và trong thời kỳ từ tháng 4-6 vừa qua, tăng trưởng kinh tế Đức đã giảm 0,1%. Báo cáo tháng công bố hôm thứ hai (19/8) của Bundesbank nhận định, với tỷ trọng sản xuất và đơn đặt hàng công nghiệp giảm sút, đà sụt giảm trên vẫn đang tiếp tục trong quý ba của năm 2019.

"Toàn bộ nền kinh tế sẽ đi xuống một lần nữa", Bundesbank đánh giá. "Nguyên nhân chính của tình trạng là xu thế tụt dốc trong ngành công nghiệp".

Ngân hàng cho rằng Đức đang ở trong một cuộc suy thoái kỹ thuật và dự báo mức tăng trưởng cho tháng 7-9 giảm 0,25%.

0b16e3f8-c2f4-11e9-ad8c-27551fb90b05_image_hires_105501

Các tòa tháp làm lạnh tại nhà máy điện Jaenschwalde tại Đức (ảnh: Reuters)

Nền kinh tế Đức phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, do vậy, Bundesbank lý giải, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và tương lai không chắc chắn của Brexit đang để lại những ảnh hưởng mạnh mẽ. Cả Trung Quốc và Mỹ đều là những đối tác thương mại hàng đầu của Đức, chưa kể tới Anh.

Ngoài ra, nền công nghiệp sản xuất ô tô Đức cũng đang đối mặt với thách thức khi phải thay đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn khí thải tại châu Âu và Trung Quốc cũng như các thay đổi kỹ thuật do nhu cầu dành cho các phương tiện chạy bằng điện ngày càng gia tăng. Đức còn là "quê nhà" của các tập đoàn lớn như Bayer, Merck, Linde và ThyssenKrupp Group…

Báo cáo của Bundesbank nhận được sự đồng tình từ nhiều nhà kinh tế học. "Nguy cơ một quý khác cận kề suy thoái là khá cao", ông Carsten Brzeski, một chuyên gia từ ngân hàng ING cho hay. "Bức tranh lớn hơn là xung đột thương mại và sự thiếu ổn định bắt đầu làm tổn thương một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới".

629073e2-c2f4-11e9-ad8c-27551fb90b05_1320x770_105501

Một nhân viên trên thị trường chứng khoán New York phản ứng trước tỷ giá chứng khoán trước những diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (ảnh: AP)

Mặc dù thị trường lao động tại Đức vẫn hoạt động tốt với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, nhưng trong trường hợp các quan ngại kinh tế khiến khách hàng dừng mua – hoặc ít nhất là giảm nhu cầu mua sắm – điều đó có thể bắt đầu làm giảm tăng trưởng tại những quốc gia vốn coi Đức là một thị trường xuất khẩu của họ.

"Nếu tình trạng suy thoái tiếp diễn và để lại các dấu ấn dài hơi trong nền kinh tế nội địa, thế giới sẽ bắt đầu lưu ý", ông Brezeski cảnh báo. "Chỉ nghĩ tới việc nhu cầu của Đức đối với hàng hóa nước ngoài hoặc nền kinh tế Đức tăng trưởng thấp kéo theo toàn bộ khu vực đồng tiền euro – nó cũng có thể gây ra tác động boomerang cho nước Mỹ và chứng minh không ai thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại".

Tại Mỹ, một cuộc thăm dò ý kiến giữa các nhà kinh tế kinh doanh chỉ ra, 74% người tham gia quan ngại về những nguy cơ đến từ một số chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump và có thể dẫn tới một cuộc suy thoái tại Mỹ vào cuối năm 2021.

04cc9d76-c2f4-11e9-ad8c-27551fb90b05_1320x770_105501

Các cuộn thép tại Salzgitter AG. Đức là nhà xuất khẩu thép lớn trên thế giới nhưng đất nước này đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái (ảnh: Reuters)

Bên cạnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khả năng Anh rời EU mà không đạt được một thỏa thuận nào và nỗi lo sợ rằng các nước có thể chạy đua để phá giá đồng nội tệ - đã khiến kết quả thăm dò hàng tháng của giới đầu tư Đức ZEW rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 8 năm qua.

"Chỉ số nhạy cảm kinh tế ZEW cho thấy sự xói mòn đáng kể của toàn cảnh kinh tế Đức", ông Achim Wambach, Chủ tịch Viện ZEW nói.

Đức vẫn kỳ vọng giữ được tốc độ tăng trưởng tối thiểu trong năm nay ở mức 0,6% theo dự đoán của Bundesbank và 0,5% theo dự đoán của chính phủ Đức. Tuy nhiên, sụt giảm kinh tế bắt đầu tác động tới khu vực đồng tiền chung với 19 nước thành viên. Tốc độ tăng trưởng toàn khu vực trong quý hai được công bố tuần trước chỉ vỏn vẹn có 0,2%.

Nhằm đối phó với tình trạng ảm đạm trên, Ngân hàng Trung ương châu Âu mới đây hé lộ, họ đang chuẩn bị một gói các biện pháp kích thích tiền tệ bổ sung, bao gồm khả năng cắt giảm tỷ giá và lượng mua trái phiếu… Các biện pháp này theo dự đoán sẽ được công bố vào đầu tháng 9 tới.

Trong thời gian gần đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang phải đối mặt với áp lực từ Quỹ tiền tệ quốc tế, Bộ Tài chính Mỹ và một số cơ quan khác, đòi Berlin phải thực hiện các bước để kích cầu nội địa, như giảm thuế và chi tiêu thêm cho hạ tầng cơ sở…

Tuần trước, bà Merkel cho hay, chính phủ của bà để ngỏ khả năng triển khai các biện pháp kích thích với lý do cho tới giờ, họ vẫn chưa có nhu cầu đối với bất kỳ gói biện pháp nào và "sẽ phản ứng tùy theo tình huống".

Phương Đỗ

NỔI BẬT TRANG CHỦ