(Tổ Quốc) -Châu Âu đang xây dựng hàng rào phòng thủ chống lại các cuộc tấn công không gian mạng và các thông tin đánh lạc hướng nhằm gây ảnh hưởng tại chính trường.
Các quốc gia châu Âu, bao gồm Đức và Pháp năm nay sẽ tổ chức bầu cử, đang xây dựng hàng rào phòng thủ chống lại các cuộc tấn công không gian mạng và các thông tin đánh lạc hướng nhằm gây ảnh hưởng tại chính trường phương Tây.
Tuy nhiên, các chuyên gia tình báo đã cảnh báo rằng điều này có thể là quá ít ỏi và muộn màng.
Cấp bách sau bê bối Mỹ
Vấn đề về "hoạt động gây ảnh hưởng" của Nga đã trở nên cấp bách sau khi cơ quan tình báo Mỹ mới công bố báo cáo cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo hoạt động tấn công mạng nhằm gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử tại Mỹ nhằm ủng hộ Donald Trump.
Các quan chức tình báo Đức nói rằng đã có sự hỗ trợ của Nga đối với các đảng phái hoài nghi châu Âu và chống di dân ở Đức và trên toàn EU. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà không loại trừ việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm nay.
"Chúng ta không thể loại trừ rằng có những những hành động tương tự ở Mỹ nhằm mục đích gây hỗn loạn hệ thống bầu cử của Pháp," Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "Tôi kêu gọi tất cả mọi người thiết lập sự cảnh giác cao nhất."
Một quan chức cấp cao giấu tên của Liên minh châu Âu cho biết không nghi ngờ gì về việc Moscow sẽ thúc đẩy các đảng cực hữu và dân túy trong các cuộc bầu cử trên khắp châu Âu trong năm 2017. Quan chức này trích dẫn kích hoạt sự vang dội của lực lượng nói "Không" đối với hiệp ước của EU với Ukraine trong cuộc bỏ phiếu tại Hà Lan.
Về phía Nga, nước này đã bác bỏ mọi cáo buộc về các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào Mỹ và các chính phủ phương Tây.
Nga được cho là "tác giả" của các vụ tấn công mạng trong cuộc bầu cử Mỹ 2016. (Nguồn: Sputnik) |
Hàng loạt hành động
Các quốc gia châu Âu và NATO đang thiết lập các trung tâm xác định "tin tức giả mạo", củng cố phòng thủ không gian mạng và theo dõi việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội của cộng đồng nói tiếng Nga, các nhóm cực hữu, các đảng chính trị, cử tri và các nhà lãnh đạo hay lập pháp.
Cơ quan nước ngoài của EU dự kiến sẽ mở rộng văn phòng truyền thông chiến lược 30 người thành lập tháng 3/ 2015 để đối phó với điều họ cho là tin tức là giả và các chiến dịch gây ảnh hưởng của Nga.
Nguồn tin thứ hai tại EU cho biết nỗ lực này trước đó từng là "gánh nặng kinh phí, một đội ngũ nhỏ và gần như không được hỗ trợ", và nói thêm rằng Brussels đã không cho rằng sự can thiệp của Nga là một ưu tiên cần chú ý.
Các thành viên của đội ngũ trên hiện đang thiết lập văn phòng riêng của họ để giám sát và ứng phó với các thông tin đánh lạc hướng, bao gồm Cộng hòa Séc đã thiết lập một đội ngũ gồm 20 thành viên vào ngày 1/1.
Berlin cũng đang xem xét mở một văn phòng để đánh giá các tin tức giả mạo, tuy nhiên, nỗ lực này đang vấp phải mối quan ngại về chính trị rằng chính phủ đang thiết lập một "bộ sự thật" – điều sẽ hạn chế tự do ngôn luận hay ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc gia.
Lịch sử ảnh hưởng
"Chúng tôi nhận thấy các cuộc tấn công của thông tin lạc hướng trước thềm mỗi cuộc bỏ phiếu đều mang lợi ích cho điện Kremlin," một nguồn tin khác từ EU nói.
Kênh truyền hình của Nga Russia Today, hoạt động và mở rộng trên khắp châu Âu, đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên, Moscow sử dụng một loạt các kênh khác, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội, cũng như sự ủng hộ cho các nhóm phi chính phủ, các chuyên gia tình báo phương Tây nói.
Stefan Meister của Hội đồng đối ngoại Đức cho biết các cơ quan tình báo Đức đã mất cảnh giác.
"Chúng tôi nhận thấy sự kết hợp tổng thể các hoạt động, cả giới tình báo và chính trị gia đều không thể hoàn toàn hiểu và phân loại đựợc," ông nói. "Họ chỉ đang bắt đầu để hiểu và tìm ra giải pháp."
Tình báo Đức trích dẫn trường hợp bé gái người Nga theo gia đình nhập cư tại Đức được cho là đã bị bắt cóc và hãm hiếp bởi người di cư ở Berlin – điều sau đó bị chính quyền Đức bác bỏ. Vụ việc này đã dấy lên sự nghi ngờ và chỉ trích lẫn nhau giữa Moscow và Berlin.
Trong khi đó, một số nước khác cấm truyền hình tiếng Nga truyền phát những thông tin được cho là sai lệch hay kích động hận thù. Lithuania, Latvia, Anh, Estonia và Đan Mạch cũng đã kêu gọi EU thiết lập các nguồn tin tức riêng cho người nói tiếng Nga.
Tại Latvia, nơi các cuộc bầu cử địa phương sẽ diễn ra vào tháng 6, các quan chức đã trích dẫn một loạt các tuyên truyền nhắm tới 500.000 người nói tiếng Nga và một thỏa thuận hợp tác giữa đảng đối lập Harmony thân Nga với đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Putin.
Lithuania tuần này cho biết đã cấm xây dựng một trung tâm dữ liệu cho hoạt động điện toán đám mây năm 2015 do những lo ngại hệ thống này có thể xâm nhập bởi tình báo Nga khi được kết nối bằng cáp quang tới Nga.
Thận trọng từ giới quốc phòng
Các nhà quan sát điện Kremlin nói rằng ảnh hưởng từ cuộc bầu cử Mỹ có thể mang lại phần thưởng lớn cho Moscow, tuy nhiên động thái tương tự trong các cuộc bầu cử của Đức và Pháp sẽ không được cao như vậy.
Tuy nhiên, Solvita Aboltina, người đứng đầu ủy ban an ninh quốc gia trong quốc hội Latvia và một cố vấn an ninh quốc gia quan trọng của Tổng thống Latvia, cho biết các mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng lớn hơn nhiều so với nguy cơ của một cuộc xâm lược quân sự.
"Đây là một câu hỏi rất quan trọng và cấp bách trong chương trình nghị sự," bà nói. "Cuộc bầu cử Mỹ là bằng chứng rõ ràng về điều đó."
Bên ngoài đấu trường chính trị, có những lo ngại trong giới quốc phòng về các hoạt động của tin tặc nghiêng về Tổng thống Putin, cũng là một cựu quan chức tình báo. NATO cho biết họ đã nhìn thấy một sự gia tăng gấp năm lần các sự kiện đáng ngờ trong mạng lưới của mình trong ba năm qua.
Các quan chức Đức nói một vụ tấn công mạng trong tháng 12/2016 của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã sử dụng phương pháp tương tự với vụ việc năm 2015 nhằm vào quốc hội Đức – sự kiện được cho là có liên quan với APT28, một nhóm tin tặc người Nga – cũng là bên đang được cho rằng đã tấn công cuộc bầu cử Mỹ.
An ninh mạng là một mối quan ngại cấp thiết của NATO, khi các đại sứ của khối đã thảo luận về lo ngại cụ thể được Đức đưa ra về sự can thiệp bầu cử từ Nga trong tháng 12 tới, hai nhà ngoại giao cho biết.
Pháp và Đức gần đây đã thiết lập các đơn vị chiến tranh mạng, và các quan chức NATO đã nói với Reuters rằng họ nghi ngờ Nga tài trợ cho các cuộc tấn công chống lại mạng lưới của họ trước khi diễn ra các hội nghị thượng đỉnh quan trọng.
"Chúng tôi đang ở trong chiến tranh, và đã nhiều năm qua," Darius Jauniskis, người đứng đầu Cục An ninh phản gián của Lithuania đã nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
(Theo Reuters)