(Tổ Quốc) - Tờ Natioanl interest đưa ra các đánh giá về chính sách của Mỹ đối với Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước hiện tại.
Chiến lược Mỹ đối với Nga chưa hiệu quả?
Trong bối cảnh khủng hoảng ở eo biển Kerch, nhà nghiên cứu Jill Dougherty đã đưa ra kết luận: "Chiến lược hiện tại của Mỹ đối với Nga đơn giản được hiểu là không hiệu quả, thậm chí là đang trói tay Washington. Điều đó càng khiến cho Nga trở nên mở rộng ảnh hưởng hơn đối với thế giới".
Ảnh: National Interest
Về mặt lý thuyết, chính sách của Mỹ đối với Nga đang được hiểu là hoặc răn đe hoặc đảo ngược các hành vi của Nga. Theo giới quan sát, chính sách của Mỹ phần nào cũng đe dọa lợi ích của Mỹ và các đồng minh trong khi thúc đẩy tìm ra các khía cạnh quan tâm chung nhằm tìm kiếm lợi ích.
Hầu hết không ai phản đối với động thái này của Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại là diễn biến đang gây khó cho Mỹ. Một phần lý do này xuất phát từ xu thế trật tự thế giới vốn tồn tại từ những năm 1990. Cái gọi là "khoảnh khắc đơn cực" đang trở thành tiêu chuẩn mà không phải là sự khác thường nào.
Trong thời điểm đó, không một siêu cường nào khác hoặc một nhóm quốc gia siêu cường nào khác có thể ngăn Mỹ chỉ đạo chương trình nghị sự quốc tế; hoặc phần lớn chấp thuận với điều đó hoặc không đủ năng lực để tạo áp lực lên Washington.
Thế giới khi chúng ta bước vào các thập kỷ giữa thế kỷ 21 đang trở nên bình thường hơn. Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh kinh tế và quân sự toàn cầu với nguồn lực mềm và cứng nhằm ép buộc các quốc gia khác phải tuân thủ các ưu tiên từ Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã hồi sinh trở lại và gia tăng ảnh hưởng lớn mạnh. Chính sách của Mỹ theo đó cũng gia tăng ảnh hưởng linh hoạt theo sự biến đổi trật tự thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nó cũng thiếu kinh nghiệm và chưa chắc chắn.
Sự khác biệt từ khái niệm?
Theo tờ National Interest, Washington phải nắm bắt và phân biệt giữa hai sự khác biệt giữa đâu là "kẻ thù" và đâu là "đối thủ cạnh tranh". Một đối thủ cạnh tranh cần phải tận dụng lợi ích dựa trên nền tảng quy tắc chung. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, chúng ta thường dường như đang có xu hướng coi các đối thủ cạnh tranh không khác gì kẻ thù; hoặc chính hành động cạnh tranh (trong các lĩnh vực như thương mại, công nghệ) phải được hiểu như tín hiệu của sự thù địch. Trong những năm gần đây, điều này đã tạo ra các căng thẳng mới với các đối tác an ninh lâu dài ở cả châu Âu và châu Á.
Sự khác biệt với Nga cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi. Nga đã thay đổi vị trí từ một quốc gia thân thiện với phương Tây sang một đối thủ cạnh tranh. Đây phải chăng là sự cạnh tranh mang tầm địa chính trị và lợi thế địa kinh tế trong khuôn khổ hợp tác toàn diện? Nếu điều này không phải thì sẽ mang lại nhiều hệ lụy đối với chính sách của Mỹ đối với Nga. Điều này đặt ra câu hỏi về chính sách của Mỹ tại Á-Âu trong nhiều thập kỷ qua có phải chỉ để ngăn cản mối quan hệ ngày càng "nồng ấm" giữa Nga và Trung Quốc?
Giải quyết vấn đề Nga (vốn được xem như một nhà cạnh tranh về cả kinh tế lẫn chính trị" khiến Mỹ gặp không ít các thách thức bởi chính sách chưa nhất quán. Một đối thủ cạnh tranh nghiêm túc có khả năng chấp nhận hình phạt có thể kiểm soát được. Điều đó có thể tính đến các trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga hay việc gia tăng chi phí của Nga tại Trung Đông. Nga có thể làm điều này bởi vì, trong thời gian gần và trung hạn.
Vấn đề của Mỹ, chính sách của Washington phải giải quyết đúng mục tiêu đặt ra, hoặc là cố gắng khiến Nga thay đổi hay loại bỏ Nga bằng mọi cách thông qua việc áp đặt các trừng phạt cũng như cô lập nhằm bác bỏ sức mạnh gia tăng của Moscow. Chiến sách trước đây có vẻ như là hướng giải quyết theo cách nghĩ của một đối thủ cạnh tranh thì sau này đang đưa ra cách nghĩ khác: phải chăng đó là hướng giải quyết đối với kẻ thù? Giới quan sát cũng đưa ra nhận định rằng, cách giải quyết sau này đang tốn kém và rủi ro hơn nhiều bởi vì Nga đã có sức mạnh lớn được ví như một siêu cường hạt nhân.
Nga đang được xem như một đối thủ cạnh tranh dựa trên thực tế rằng Moscow là một trong số một vài quốc gia có thể dự đoán sức mạnh vượt ra ngoài biên giới với sức mạnh quân sự vượt trội. Vị trí của Nga có thể tính đến sức mạnh dân số, quân sự và tài nguyên. Chính điều đó có thể đảm bảo, cho dù nước này có đối mặt với các vấn đề lâu dài thì Moscow vẫn là người chơi chính trên trường quốc tế trong nhiều nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ tiếp theo.
Các nhà phân tích cũng đưa ra 2 lựa chọn chiến lược: một được xem như là chiến lược đối thủ cạnh tranh và một được xem là chiến lược kẻ thù. Hai chiến lược ở hai góc độ khác nhau và sẽ phải có biện pháp khác nhau. Tất nhiên, hậu quả và chi phí của nó cũng khác nhau.
"Chúng ta cần phải nghĩ lại cách thức để có thể giải quyết vấn đề của Nga. Đối phó bằng các biện pháp trừng phạt sẽ không thể tìm kiếm câu trả lời cho dù thỉnh thoảng có chút điều chỉnh. Hãy để cho tất cả là bạn – cũng sẽ không phải là hướng làm dễ thực hiện. Vì sự an ninh của chính chúng ta, cần phải có chính sách bền vững và phải tìm được câu trả lời cho lý do tại sao chúng ta phải quan tâm đến Nga", nhà nghiên cứu Jilll cho hay.