(Tổ Quốc) - Lý do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất ngày một nóng thêm cũng nằm trong số nguyên nhân này.
Các thông tin dự báo thời tiết cho thấy ở một số nước trên thế giới như Anh, Ireland, Scotland, Canda và Trung Quốc cũng đang phải trải qua một mùa hè “nắng như thiêu”. Các bản đồ thời tiết đều cho thấy, trái đất đang hiện lên với màu đỏ rực nắng không chỉ Việt Nam mà ở khắp mọi nơi trên thế giới trong suốt tuần qua.
Đợt nắng nóng khắc nghiệt đã xuất hiện ở phía đông nước Mỹ và một phần Canada trong những ngày qua, làm ít nhất 20 người tử vong vì các vấn đề liên quan tới tim mạch và sức khỏe, đồng thời gián tiếp gây nên hiện tượng cháy rừng tại một số bang của Mỹ. Australia nắng nóng nhất 80 năm, nhiệt độ vượt 47 độ C. Còn Trung Quốc cũng nghẹt thở cảnh tránh nắng nóng.
Theo Washington Post, các nước đang trải qua một mùa hè nóng rực từ Ireland, Scotland và Canada tới những vùng nắng như thiêu tại Trung Đông, và rất nhiều các nơi khác ở bắc bán cầu đều chứng kiến tình trạng nhiệt độ tăng cao kỷ lục trong suốt tuần qua.
Các cảnh báo về trái đất đang nóng lên mỗi ngày. Nhiệt độ cao kỷ lục cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết trong những ngày này, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo loài người sẽ phải đối mặt với một thế giới đang nóng lên từng ngày.
Bắc Mỹ
Sức nóng cao trải rộng 2/3 phía Đông nước Mỹ và phía Đông Nam Canada từ cuối tuần trước. Thời tiết không chỉ nóng mà còn cực kỳ ẩm ướt bất thường gây khó chịu cho mọi người dân.
Tại Denver, ngày 28/6 mức nhiệt độ đạt 105 độ F (40,5 độ C). Trong khi đó, khu vực Montreal cũng đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong vòng 147 năm qua là 36,6 độ C trong ngày 2/7.
Tại Burlington, Vermont xác nhận mức nhiệt độ thấp nhất trong ngày được ghi nhận là 80 độ F(gần 27 độ) vào ngày 2/7.
Tại Montreal cũng đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong vòng 147 năm qua là 36,6 độ C trong ngày 2-7. Theo Newsweek, tính đến ngày 4/7, nắng nóng kỷ lục đã khiến ít nhất 6 người Mỹ và 15 người thành phố Montreal (Canada) tử vong.
Châu Âu
Trời nắng nóng cũng đã thiêu đốt các quần đảo của Anh trong tuần qua. Nhiệt độ tăng cao khiến mặt đường nhựa cũng như các mái nhà ở đây muốn chảy ra dưới nắng.
Các mức nhiệt tại Scotland, Ireland và Bắc Ireland đều ở các mức thường xuyên trên 30 độ C trong suốt những ngày qua.
Kênh Weather Channel cho biết, thời tiết nóng kỷ lục thiêu đốt các quần đảo của nước Anh trong tuần qua. Nhiệt độ tăng cao bất thường khiến cho mặt đường và mái nhà nứt toác dưới nắng.
Tại Scotland, nhiệt độ nước này được cho là nóng kỷ lục trong bản đồ. Văn phòng dự báo thời tiết của Met cho biết thông báo, sức nóng lên tới 91.8 độ F (33.2 độ C), vượt qua mức kỷ lục trong năm 2003 tại Greycrook.
Thêm vào đó, Glasgow đã có ngày nóng kỷ lục thậm chí lên tới 89.4 độ F (tương đương 32 độ C). Hàng triệu người dân Anh đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục nhất trong năm nay. Các cháy rừng và sức khỏe người dân liên tục báo động. Dự báo thời tiết thông qua mức sóng nhiệt liên tục cập nhật cả tuần.
Nhiệt độ tăng cao kèm theo đó là rủi ro của các trận cháy lớn. Các nhân viên cứu hỏa đã giải cứu đám cháy trên trên diện rộng tại Saddleworth Moor, quận Peak vào ngày 25/6.
Bức xạ UV rất cao cũng ảnh hưởng cao đến sức khỏe người dân và nhiều cảnh báo từ cơ quan chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong đợt nắng nóng đỉnh điểm.
“Nắng nóng kỷ lục kéo dài hết tuần. Vì vậy chúng ta có thể phải trải qua bức xạ UV rất cao”, Văn phòng dự báo thời tiết của Met cho biết.
Lục địa Á – Âu
Nền nhiệt độ luôn ở mức chót vót tại lục địa Á - Âu kéo theo tình trạng thời tiết khắc nghiệt suốt tuần qua. Nhiều khu vực tại miền nam nước Nga cũng đang rất nóng.
Trung Đông
Tại Quriyat, Oman, ngày 28-6 ghi nhận mức nhiệt cao 42,6 độ C.
Trong vòng 15 tháng qua, các kỷ lục cao về nhiệt độ tại nhiều nơi trên thế giới đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thời tiết quá cực đoan.
Trong tháng 4 năm nay, Pakistan ghi nhận mức nhiệt 50,2 độ C. Cũng tại Pakistan, tháng 5-2017 ghi nhận mức nhiệt 53,3 độ C. Nhưng như thế vẫn còn thấp hơn mức 53,7 độ C tại Ahvaz, Iran vào cuối tháng 6-2017. Vào giữa tháng 7 năm ngoái, Tây Ban Nha cũng chứng kiến mức nhiệt độ lên tới 46,9 độ C tại khu vực miền nam.
Trung Quốc
Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc trong những ngày này đang trải qua thời kỳ nắng nóng. Bởi vậy, công viên nước hay các hồ bơi công cộng trở thành điểm đến ưa thích của du khách để giải nhiệt. Hàng trăm người cùng lúc thả mình trong một bể bơi ở Trung Quốc khiến nơi này không còn chỗ trống.
Việt Nam
Việt Nam là một trong số các quốc gia đứng đầu về kỷ lục nắng nóng trong suốt tuần qua. Khắp ba miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam đang trải qua những ngày nắng nóng 38 đến 40 độ C. Do ảnh hưởng của áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn, từ ngày 28/6 nắng nóng xuất hiện ở Bắc và Trung Bộ.
Chuyên gia khí tượng cho biết, nắng nóng đỉnh điểm đã đẩy nhiệt độ lên cao nhất trong tuần qua. Nhiều người cho rằng, đợt nắng nóng này giống như một chảo lửa có thể bùng cháy bất kỳ lúc nào. Nắng nóng gây ra nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ Trái đất ngày một tăng cao, con người ngày càng nhận ra những tác hại rõ ràng từ sự nóng lên toàn cầu này. Những hậu quả nó gây ra là không thể lường trước được.
Các nhà khoa học tin rằng trái đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nếu sự phát thải không được kiểm soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ trái đất có thể tăng quá 4,5 độ C. Mức nhiệt này sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một lượng dân số khổng lồ.
Theo số liệu của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52 độ C, cao hơn 0,62 độ C so với mức nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8 độ C so với năm 1880.
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng học thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốc Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhận định, dù không bị tác động nhiều bởi hiện tượng El Nino, song 2017 vẫn là năm nóng nhất.
Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại Bắc Cực tăng bất thường trong năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ hứng chịu mùa Đông lạnh giá hơn.
WMO cho biết nồng độ khí CO2 trong khí quyển cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trong 800.000 năm qua, và dự đoán mức này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, báo hiệu tương lai "ấm hơn" với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.
Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất.
Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070.
Giới chuyên gia đưa ra giải thích cho lý do của đợt nóng như thiêu thân này.
Quá trình công nghiệp hóa đã đác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2.
Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Lý do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất ngày một nóng thêm cũng nằm trong số nguyên nhân này.
Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định đây là đợt nóng kỷ lục của năm 2018. Đối với một số quốc gia, đây cũng là đợt nắng nóng kỷ lục nhất trong suốt hàng chục năm qua.
Theo Reuters, các quan chức y tế Montreal đã nâng mức phản ứng với nắng nóng từ “cảnh báo” lên “can thiệp” sau khi số lượng cuộc gọi tới dịch vụ cấp cứu và đường dây tư vấn sức khỏe của chính phủ tăng vọt. Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Montreal Mylene Drouin trả lời CBC rằng thành phố đang nỗ lực nhằm không tái diễn lại thảm kịch trong đợt nắng nóng năm 2010, khiến 106 người tử vong.
Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Montreal Mylene Drouin trả lời CBC rằng thành phố đang nỗ lực nhằm không tái diễn lại thảm kịch trong đợt nắng nóng năm 2010, khiến 106 người tử vong.
"Chúng tôi thấy rõ ràng rằng thời tiết vẫn đang khắc nghiệt, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng lên trong những ngày tới", ông Drouin nói.
Bác sỹ Anh Thomas Waite cảnh báo nhiệt độ đang tăng lên và nước Anh đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người già.
“Các hiện tượng như sưng mắt cá chân, phát ban do nhiệt, phát ban ngứa trên da, và cảm thấy chóng mặt thường dễ nhận thấy trong những ngày nóng này”, ông Thomas Waite nói.
Theo ông Thomas Waite, cơ thể con người đang cố gắng tự bảo vệ mình khỏi bị nóng quá mức bằng cách đẩy máu đến gần da hơn, gây thêm căng thẳng cho tim và phổi.
Nhà khí tượng học người Anh Marco Petagna cho biết: “Chúng ta đang phải trải qua những ngày nắng nóng nhất, ngay cả Scotland hay Bắc Ireland và cả châu Âu. Có lẽ chúng ta đang phải trả giá cho những ảnh hưởng tác động đến môi trường và đó là cảnh báo cho hiện tượng biến đổi khí hậu".
Biên tập & Ảnh: Hồng Nhung
Đồ họa: Minh Trang
Vdeo: Hồng Nhung - Đình Đạt