• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lượng khí thải carbon toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022

Thế giới 02/03/2023 20:13

(Tổ Quốc) - Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết lượng phát thải khí carbon làm nóng hành tinh đã tăng 0,9%, lên 36,8 gigaton vào năm 2022.

Theo AP, thế giới đã phát thải ra một lượng lớn khí thải carbon vào năm 2022 kể từ năm 1900. Đây là kết quả của đà phục hồi du lịch hàng không sau đại dịch Covid-19 và nhiều thành phố trên thế giới đã chuyển sang sử dụng than đá.

Lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Lượng carbon cực lớn đã được thải ra khi những nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá hoặc khí đốt tự nhiên được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho ô tô, hộ gia đình và nhà máy. Khi khí thải đi vào bầu khí quyển, lượng carbon sẽ giữ nhiệt và góp phần làm khí hậu ấm lên. Theo hãng Reuters, các nhà khoa học cho biết việc cắt giảm sâu lượng khí thải, chủ yếu gây ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ là cần thiết trong những năm tới để đạt được mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn biến đổi khí hậu quá mức.

"Chúng tôi vẫn thấy khí thải ngày càng tăng từ nhiên liệu hóa thạch, cản trở nỗ lực đáp ứng các mục tiêu khí hậu của thế giới. Các công ty nhiên liệu hóa thạch quốc gia và quốc tế đang đạt doanh thu kỷ lục về năng lượng và cần phải chịu trách nhiệm trước việc gây ra lượng khí thải cao kỷ lục toàn cầu", Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết

Trong năm ngoái, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán đã làm giảm lượng nước cung cấp cho thủy điện, làm tăng nhu cầu đốt nhiên liệu hóa thạch và gây ra nắng nóng, tăng nhu cầu về điện. Trong báo cáo mới nhất vào ngày 2/3, các nhà khoa học khí hậu cảnh báo rằng những người sử dụng năng lượng trên khắp thế giới phải cắt giảm đáng kể lượng khí thải để làm chậm lại hậu quả nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu.

Ông Rob Jackson, Giáo sư khoa học Trái Đất tại Đại học Stanford và là Chủ tịch của Dự án Carbon Toàn cầu cho biết bất kỳ mức tăng phát thải nào - thậm chí 1% - đều là thất bại của loài người. Điều đó đều gây ra sự hỗn loạn cho hành tinh. Cho dù là năm nào, nhu cầu sử dụng lượng khí thải than lớn đều được xem là năm tồi tệ đối với sức khỏe của người dân và đối với Trái Đất. Lượng khí thải carbon từ than đá đã tăng 1,6% trong năm ngoái. IEA cho biết nhiều quốc gia, chủ yếu ở châu Á, đã chuyển từ khí đốt tự nhiên sang than đá để giảm đi tác động của khủng hoảng khí hậu.

Và khi lưu lượng hàng không toàn cầu tăng lên, lượng khí thải carbon từ dầu đốt tăng 2,5%, ước tính mức tăng chiếm 50% là từ lĩnh vực hàng không. Theo dữ liệu từ IEA, lượng khí thải toàn cầu đã tăng trong hầu hết các năm kể từ năm 1900 và tăng nhanh theo thời gian. Trường hợp ngoại lệ là năm 2020, tất cả các hoạt động du lịch đã bị đình trệ.

Tăng cường phát triển năng lượng tái tạo

Vào năm ngoái, mặc dù mức phát thải cao kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn so với dự đoán của các chuyên gia. IEA cho biết việc tăng cường triển khai năng lượng tái tạo, xe điện và máy bơm nhiệt đã giúp ngăn chặn khoảng 550 megaton khí thải carbon. Trong khi đó, chính sách nghiêm ngặt chống đại dịch trong Covid-19 cũng giảm đi lượng khí thải lớn trên toàn cầu. Và theo IEA, hiện tại ở châu Âu, lần đầu tiên sản xuất điện từ năng lượng gió và mặt trời nhiều hơn năng lượng khí đốt hoặc hạt nhân.

"Nếu không có năng lượng sạch, mức tăng phát thải CO2 sẽ cao gần gấp 3 lần", Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, cho biết trong một tuyên bố.

Ông John Sterman, Giám đốc Sáng kiến Bền vững Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts cho biết mặc dù lượng khí thải tiếp tục tăng ở mức đáng lo ngại nhưng vẫn có thể đảo ngược và giúp đạt được các mục tiêu khí hậu mà các quốc gia đã cam kết thực hiện.

Ông Sterman lập luận rằng các quốc gia phải tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả năng lượng, điện khí hóa ngành công nghiệp và giao thông vận tải, đưa mức giá cao phải chi trả cho quá trình phát thải khí carbon, giảm nạn phá rừng, trồng cây và loại bỏ hệ thống than.

Theo Hội đồng khoa học khí hậu của Liên hợp quốc, lượng khí nhà kính toàn cầu phải giảm 43% vào năm 2030 để đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. "Đây là nhiệm vụ lớn nhưng cần thiết phải làm, ông Sterman nhấn mạnh

"Thế giới năng lượng đang thay đổi đáng kể trước mắt chúng ta. Phản ứng của chính phủ các nước trên khắp thế giới hứa hẹn sẽ khiến tình huống hiện tại trở thành thành một bước ngoặt lịch sử, theo đó là quyết tâm hướng đến hệ thống năng lượng sạch hơn, giá cả phải chăng hơn và an toàn hơn", ông Fatih Birol nhận định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ