• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lý do khiến Trump chưa thể “bật phá” giáng đòn vào Triều Tiên?

Thế giới 17/04/2017 21:12

(Tổ Quốc) -Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai nhiều giải pháp phản ứng trước vụ thử tên lửa hạt  nhân gần đây của Triều Tiên, tuy nhiên, các lựa chọn của ông Trump vẫn được cho là tồn tại nhiều hạn chế cùng với các thách thức.

Cấm vận kinh tế

Triều Tiên đang phải gánh chịu nặng nề lệnh cấm vận kinh tế từ phía Mỹ, đối mặt với sự chỉ trích kiềm chế thương mại, kìm hãm tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế và thương mại vũ khí.

 

Mặc dù đối mặt với các biện pháp mạnh từ Mỹ, tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng, Mỹ không thể ngăn cản “tham vọng hạt nhân” của Triều Tiên.

Tuần trước, tờ Reuters cho biết, ông Trump đang tập trung mạnh hơn chiến lược Triều Tiên bao gồm, cấm vận dầu, chặn các chuyến bay, thuyền và tàu lưu thông; trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc hiện đang có trụ sở tại Bình Nhưỡng, các quan chức Mỹ cho hay.

Các quan chức Mỹ tỏ ra nhiều nghi ngờ về khả năng Trung Quốc sẽ buông án phạt và gây sức ép mạnh đối với đồng minh Triều Tiên, cho dù, hiện tại Bắc Kinh đang thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc phóng tên lửa và các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Theo các nhà phân tích, rất có thể Bắc Kinh đang lo sợ rằng, việc khủng hoảng kinh tế tại Triều Tiên sẽ dồn dòng người tị nạn vào Trung Quốc và khiến cho bán đảo Triều Tiên nhiều hỗn loạn hơn.

Tăng tiến quân sự “ngầm”

Mỹ cùng với sự trợ giúp của Israel, có thể thúc đẩy phá hoại chương trình hạt nhân của Iran thông qua tấn công mạng có tên gọi là Stuxnet. Ba năm về trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ thị các quan chức Lầu Năm Góc đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng và điện tử nhằm vào chương trình tên lửa của Triều Tiên với hy vọng chặn đứng các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong tích tắc.Chiến dịch Stuxnet do Mỹ và Israel tiến hành nhằm vào những nhà máy hạt nhân của Iran đã đánh dấu một mốc quan trọng đầu tiên trong lịch sử loài người khi có thể sử dụng vũ khí thông tin máy tính để phá hủy cơ sở hạ tầng thực tế. Và vũ khí tin học đầu tiên trên thế giới đã ra đời, với tên hiệu “Olympic Games”, sau đó chuyển thành “Stuxnet”, đặt bởi các chuyên gia an ninh máy tính.

Tờ Reuters đã có thông báo vào năm 2015 rằng, Mỹ đã thử đưa “sâu máy tính Stuxnet” tấn công các chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nhưng thất bại trong giai đoạn 2009-2010. Điều này cho thấy, khả năng tình báo của Mỹ về vấn đề Triều Tiên vẫn còn nhiều hạn chế.

Mặc dù Washington đã tiến hành các vụ tấn công mạng (cụ thể là Stuxnet) nhưng khả năng khống chế các chương trình tên lửa của Triều Tiên vẫn không thể.

Đàm phán ngoại giao

Chính quyền Trump không xác định nhiều khả năng đàm phán ngoại giao với Triều Tiên về các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Hiện cả Triều Tiên và Mỹ chưa có bất kỳ cuộc đàm phán chính thức nào giữa hai bên trong suốt 7 năm qua. Vào tháng 2 – 2012, Mỹ và Triều Tiên đã thông báo một hiệp ước trong đó Triều Tiên sẽ đình chỉ hoạt động của nhà máy làm giàu uranium Yongbyon, cho phép các thanh tra viên quốc tế xác minh việc đình chỉ và thực hiện các lệnh cấm đối với thử nghiệm tên lửa hạt nhân và tầm xa. Ngược lại, Triều Tiên mong muốn có hỗ trợ lương thực từ nước ngoài.

Vào tháng Tư năm nay, Triều Tiên đã phóng vệ tinh tên lửa. Washington cho rằng điều này đã vi phạm hiệp ước bởi vì Bình Nhưỡng có sử dụng tên lửa trong hoạt động quân sự. Triều Tiên ra sức từ chối suy luận này của Mỹ và thỏa thuận hai bên đã trì hoãn.

Trung Quốc cảnh báo căng thẳng leo thang từ phía Mỹ và Triều Tiên. Hôm qua (16/4), Trung Quốc đã kêu gọi cuộc đàm phán cấp cao giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên.

Trong cùng một chương trình, cố vấn an ninh quốc gia McMaster cũng khẳng định mọi phương án đối phó với Triều Tiên của nước này đã sẵn sàng sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa thất bại hôm 16/4.

“Đã đến lúc Mỹ cần thiết phải có hành động, lựa chọn quân sự và giải quyết các bất ổn từ phía Triều Tiên. Có một sự đồng thuận quốc tế, bao gồm cả lãnh đạo Trung Quốc, rằng tình trạng này không thể tiếp diễn”. Và vì vậy, chúng ta sẽ dựa vào các đồng minh như chúng ta luôn làm, nhưng chúng ta cũng phải dựa vào lãnh đạo Trung Quốc. Ý tôi là Triều Tiên rất dễ bị ‘tổn thương’ trước áp lực từ Trung Quốc. Trung Quốc đóng góp 80% thương mại cho Triều Tiên. Tất cả nhu cầu năng lượng của Triều Tiên đều do Trung Quốc đáp ứng”, ông McMaster trả lời ABC.

(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ