(Tổ Quốc) - Không học tại các trường trong nước, sinh viên các nước nằm trong sáng kiến “Vành đai và con đường” đổ xô sang Trung Quốc học theo chương trình học bổng của nước này.
Khi nộp hồ sơ xét tuyển hệ sau đại học tại các trường trên thế giới, Maira Tahir – một sinh viên gốc Pakistan mong muốn có thể giành học bổng du học ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nhằm mở mang kiến thức toàn cầu.
Sinh viên các nước thuộc sáng kiến "vành đai và con đường" thích du học tại Trung Quốc. Ảnh:scmp |
Hồ sơ của Tahir được gửi đi đến nhiều trường trong top đầu thế giới tại Mỹ, Phần Lan và Trung Quốc. Cuối cùng, Tahir đã nhận được lời mời vào học tại trường Đại học Giao thông Thượng Hải và một trường Đại học khác của Trung Quốc có tên là “The MIT of the East”.
Điều gì thu hút Tahir đưa ra quyết định lựa chọn trường học cho mình? Tahir đưa ra đáp án là danh tiếng lâu đời của ngôi trường cùng với lời mời học bổng giá trị.
“Tôi cho rằng, biết tiếng Trung Quốc và văn hóa đất nước này có thể ghi điểm trong CV của mình. Đây là một trường học danh tiếng và hơn nữa, suất học bổng cũng rất giá trị. Trường ở Mỹ cũng đã chấp nhận hồ sơ của tôi nhưng học bổng chưa thực sự thu hút”, Tahir nói.
Theo Tahir, Đại học Thượng Hải đã có danh tiếng trên thế giới và Trung Quốc cũng ít nhiều có mối quan hệ kinh tế với Pakistan.
Cùng với việc thiết lập Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan trong năm 2015, sáng kiến “Vành đai và con đường” trị giá 62 tỷ đôla được xem là siêu dự án của hai nước. Dự án này có thể thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước và đây được xem là cơ hội cho các sinh viên du học Trung Quốc trở về.
Tahir cho biết luôn quan tâm đến các ảnh hưởng và quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan. Vì vậy, cô lựa chọn Đại học Thượng Hải để theo học đồng thời hứa hẹn mở cho cơ hội việc làm tương lai.
Theo scmp, có khoảng nửa triệu sinh viên quốc tế theo học tại 31 tỉnh thành và khu vực Trung Quốc, phần lớn du học sinh đến từ Anh.
Theo scmp, số lượng sinh viên quốc tế vào Trung Quốc học là một phần được cân nhắc cẩn thận trong sáng kiến “vành đai và con đường” nhưng lại rất ít được công khai trong dự án giáo dục toàn cầu./.