• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mặc Mỹ-Trung, Nga đơn độc trong quân bài Triều Tiên

Thế giới 03/05/2017 20:50

(Tổ Quốc) - Trong khi Mỹ-Trung tỏ ra đồng vai sát cánh thì Nga lại có “quân bài” riêng trước vấn đề căng thẳng của Triều Tiên hiện tại Trong khi Mỹ-Trung tỏ ra đồng vai sát cánh thì Nga lại có “quân bài” riêng trước vấn đề căng thẳng của Triều Tiên hiện tại. Trong khi Mỹ-Trung tỏ ra đồng vai sát cánh thì Nga lại có “quân bài” riêng trước vấn đề căng thẳng của Triều Tiên hiện tại.

“Quân bài Triều Tiên”

Khi lãnh đạo Kim Jong-Un gửi thông điệp Năm Mới vào năm nay, tấm thiệp chúc mừng đầu tiên đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nga đơn độc trong quân bài Triều Tiên

Theo các nhà nghiên cứu về Triều Tiên thì có thể lãnh đạo Kim Jong – Un đang muốn nhìn về phía Nga để “cầu cứu” sau khi Trung Quốc – đồng minh chính của Triều Tiên dường như có dấu hiệu quay lưng sau hàng loạt các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh lên Bình Nhưỡng nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục giành nhiều lời có cánh cho Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần trước nhằm tìm kiếm các hỗ trợ từ phía Bình Nhưỡng.

Tờ Washington Examiner (Mỹ) mới đây cho hay, Tổng thống Donald Trump đã khen ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc điện đàm song phương vào thứ Hai 24/4 vừa qua.

"Tôi thích ông ấy và tôi tin rằng, ông ấy cũng rất thích tôi", Trump nói trong cuộc tiếp xúc với giới báo chí tại Nhà Trắng cùng ngày.

Hiện chưa có bất kỳ dấu hiệu gia tăng quan hệ về thương mại nào giữa Nga và Triều Tiên, nhưng, quan hệ kinh tế và giao thông giữa hai nước đã bắt đầu có nhiều tín hiệu rõ ràng gần đây.

Tuần tới, hai bên sẽ đưa vào hoạt động một dịch vụ chuyên chở mới bằng phà và dự kiến vận chuyển khoảng 200 hành khách cùng 1.000 tấn hàng hóa mỗi tháng 6 lần giữa Triều Tiên và cảng Vladivostok của Nga.

Số liệu về vận tải biển do Thomson Reuters Eikon cung cấp cho thấy đã có luồng lưu chuyển đều đặn của các tàu chở dầu từ Vladivostok đến các cảng ở bờ biển phía Đông của Triều Tiên.

Vào 27/4, 5 tàu trở dầu của Triều Tiên đã cập cảng Vladivostok của Nga. Tuy nhiên, chưa biết chính xác các mặt hàng chu chuyển.

Vào đầu năm, các quan chức chính phủ Nga đã có chuyến thăm Bình  Nhưỡng nhằm thảo luận việc hợp tác về giao thông đường sắt, theo các báo cao truyền thông cho biết.

“Triều Tiên không quan tâm về các lệnh trừng phạt hay sức ép từ phía Trung Quốc bởi vì Nga là cánh cửa tiếp theo của họ. Bình Nhưỡng dường như muốn kết thúc với Bắc Kinh và tiếp tục với Nga trong nửa thế kỷ tới”, ông Leonid Petrov, chuyên gia Triều Tiên tại Đại học quốc gia Australia cho biết.

Nga, đặc biệt là cảng Vladivostok được xem là một trong các thị trường lớn của Triều Tiên trên thế giới.

Nói tại LHQ vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã kêu gọi các nước “thắt” các quan hệ ngoại giao và tài chính với Bình Nhưỡng.Tuy  nhiên, Nga vẫn tỏ ra trung dung vấn đề của Bình Nhưỡng bất chấp quan hệ của giữa ông Trump và ông Putin đang có dấu hiệu đi xuống.

Vào ngày 2/5, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã có cuộc điện đàm thảo luận về nhiều vấn đề trong đó có Triều Tiên. Tuy nhiên, chưa có một hiệp định nào được thông qua trong cuộc điện đàm này.

Đối tác trung thành

Một số học giả nghiên cứu về vấn đề Triều Tiên cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể trông chờ Nga bù đắp những thiệt hại trong trường hợp Trung Quốc tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng để ngăn chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.

Samuel Ramani, một chuyên gia Nga tại Đại học Oxford cho biết, việc hỗ trợ chính quyền Bình Nhưỡng có thể mang đến các thuận lợi kinh tế cho Moscow. Điều này cho thấy, Nga có thể trở thành đối tác trung thành của Triều Tiên trước các rủi ro trở nên biệt lập và các lệnh cấm vận ồ ạt nhắm vào Bình Nhưỡng.

Các nhà quan sát cũng cho rằng, do Nga có quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước khác của phương Tây, như Iran, Venezuela và Syria nên việc xác nhận quan hệ với Triều Tiên có thể là tầm nhìn chiến lược của Nga.

Chuyên gia Yuri Morozov ở Trung tâm Các vấn đề chiến lược Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thuộc Viện Viễn Đông (Nga) giải thích: Nga nhận thấy chẳng được lợi lộc gì nếu Triều Tiên cứ mãi cứng đầu và rồi Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.  

Chuyên gia Leonid Gusev ở Trung tâm Nghiên cứu Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thuộc Viện Quan hệ quốc tế Matxcơva (Nga) nhận xét Nga quan tâm đến tình hình Triều Tiên vì một khi Mỹ tăng cường quân sự, nguy cơ chạy đua vũ trang chắc chắn sẽ xảy ra.

Mỹ đang áp lệnh cấm xuất khẩu dầu sang Triều Tiên giữa bối cảnh Bình Nhưỡng đang tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu. Trung Quốc - nhà phân phối chính của Triều Tiên đã có các biện pháp thắt chặt thương mại với Bình Nhưỡng nhằm bình ổn khu vực bán đảo Triều Tiên.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Trung Quốc cho biết, mỗi năm, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 500.000 tấn dầu thô và 270.000 tấn sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại, Nga đang là nhà cung cấp dầu lớn khác cho Triều Tiên và xuất khẩu khoảng 36.000 tấn sản phẩm dầu vào năm 2015, số liệu từ Liên Hợp Quốc cho biết.

Theo các nguồn tin của ngành công nghiệp Trung Quốc, Nga đã tiếp nhận nguồn cung cấp nhiên liệu máy bay cho Triều Tiên sau khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu hai năm trước.

 (Theo Reuters)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ