• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Macron lật ngược lịch sử Pháp

Thế giới 08/05/2017 08:21

(Tổ Quốc) - Emmanuel Macron đã được bầu làm Tổng thống Pháp trong cuộc bầu cử ngày 7/5 với chiến thắng áp đảo ứng viên cực hữu Le Pen.

Emmanuel Macron đã được bầu làm Tổng thống Pháp trong cuộc bầu cử ngày 7/5 với tầm nhìn hội nhập kinh tế châu Âu, đánh bại ứng viên cực hữu Marine Le Pen – đã tuyên bố đưa Pháp ra khỏi EU.

Dựa trên kết quả phần lớn số phiếu đã được kiểm, Macron giành được khoảng 65,5% số phiếu trong khi bà Le Pen giành được 34,5% phiếu bầu - một khoảng cách rộng hơn 20 điểm % mà các cuộc khảo sát trước đây tính toán được.

Thắng lợi của ông Macron đã mở ra hi vọng đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Thắng lợi áp đảo

Chiến thắng của ứng viên trung hoà đã phá vỡ sự thống trị của các đảng phái chính thống tại Pháp, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các đồng minh châu Âu, những bên đã lo ngại về sự đảo ngược chính trường tại Pháp sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit và cuộc bầu cử  tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.

Mặc dù vậy, đây vẫn là thành tích lớn cho đảng Mặt trận Quốc gia (FN)– nhấn mạnh chính sách chống nhập cư – điều thể hiện sự chia rẽ trong nước Pháp vẫn còn rất lớn.

Trong bài phát biểu chiến thắng được đăng tải trên truyền hình tại trụ sở chiến dịch tranh cử, ông Macron cho biết “Tôi biết về sự chia rẽ đang diễn ra ở đất nước chúng ta – điều dẫn đến những phiếu bầu cho các tư tưởng cực đoan. Tôi tôn trọng điều đó. Tôi biết về sự tức giận, lo lắng, nghi ngờ mà nhiều người trong các bạn đã thể hiện. Trách nhiệm của tôi là lắng nghe điều đó.” “Tôi sẽ làm việc để xây dựng lại kết nối giữa châu Âu và người dân của tôi, giữa châu Âu và công dân của khối”.

Tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm Francois Hollande, người ủng hộ ông Macron cho biết kết quả bầu cử "khẳng định rằng phần lớn đại đa số công dân của chúng tôi muốn sự đoàn kết về các giá trị của nền Cộng hoà và thể hiện sự gắn bó với Liên minh châu Âu".

Jean-Claude Juncker, chủ tịch Uỷ ban châu Âu, nói với Macron: "Tôi rất vui vì ý tưởng rằng ông sẽ bảo vệ một châu Âu mạnh mẽ và tiến bộ, bảo vệ tất cả công dân của mình – đây sẽ là điều ông sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống của mình".

Ông Macron cũng đã nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đối tác ông hy vọng sẽ khôi phục lại trục Pháp-Đức ở trung tâm EU, và nói rằng ông đã lên kế hoạch thăm Berlin sớm nhất có thể.

Trump cũng đã tweeted lời chúc mừng về "chiến thắng lớn" của Macron, nói rằng ông mong muốn làm việc với tân đối tác Pháp.

Đồng Euro đã tăng lên mức 1.10 USD trong phiên giao dịch buổi sớm ở châu Á - lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ.

Holger Schmieding, nhà phân tích của Ngân hàng Berenberg, cho biết: "Nguy cơ chính trị đang dần dần giảm xuống ở Pháp – điều mở thêm cơ hội tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro - có thể gây bất ngờ về sự tăng mạnh trong năm nay."

Thắng lợi bầu cử của ông Macron cũng là một sự thay đổi thế hệ được chờ đợi từ lâu trong nền chính trị Pháp, vốn đã được thống trị bởi những khuôn mặt giống nhau trong nhiều năm.

Ông sẽ là người lãnh đạo trẻ nhất trong Nhóm G7 và đã được so sánh với các nhà lãnh đạo trẻ trung trong quá khứ và hiện tại, từ Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới cựu thủ tướng Anh Tony Blair và thậm chí cả tổng thống Mỹ John F. Kennedy .

Hàng loạt thách thức

Thách thức trước mắt của ông Macron là đảm bảo đa số trong cuộc bầu cử quốc hội tháng tới cho  phong trào chính trị của mình chỉ mới được một tuổi, được đặt tên lại là La Republique En Marche “Tiến bước”.

Bà Le Pen, 48 tuổi, nói bà cũng đã gửi lời chúc mừng tới ông, tuy nhiên, đã kêu gọi "tất cả những người yêu nước tham gia cùng chúng tôi" trong việc thành lập một "lực lượng chính trị mới".

Phần trăm phiếu bầu bà giành được gần gấp đôi lịch sử cha bà- ông Jean-Marie, ứng cử viên cực hữu đã đạt được vào năm 2002, khi đối đầu với ông Jacques Chirac.

Chính sách "chi tiêu cao, chống toàn cầu hoá và ưu tiên nước Pháp" của bà Le Pen đang thu hút sự ủng hộ từ tầng lớp người nghèo trong xã hội nhằm chống lại tình trạng thất nghiệp cao, sự căng thẳng xã hội và các mối quan ngại về an ninh.

Dù vậy, các cuộc thăm dò dư luận được công bố kết quả trước vòng hai đã cho thấy phong trào non trẻ của ông Macron đang có cơ hội chiến thắng để đảm bảo đa số cần thiết.

Ông có kế hoạch cắt giảm lớn trong chi tiêu công và “thư giãn” nội dung luật lao động với việc đầu tư lớn hơn trong đào tạo và cải cách từng bước hệ thống lương hưu.

Là một nhà hoạt động cho hội nhập châu Âu và ủng hộ NATO, ông có lập trường chính thống trong chính sách ngoại giao và quốc phòng và không có dấu hiệu muốn thay đổi các liên minh truyền thống của Pháp hoặc thay đổi vai trò quân sự và sức mạnh gìn giữ hòa bình ở Trung Đông và Châu Phi.

Tuy nhiên, chiến thắng của ông Macron vẫn phần nào bị lu mờ bởi tỷ lệ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu - khoảng 25%, cao nhất trong thế kỷ qua, cùng với lượng phiếu trắng và phiếu không hợp lệ khoảng 12%.

Nhiều người trong số đó ủng hộ Jean-Luc Melenchon, người ủng hộ mức chi tiêu cao, chống lại EU, và chống toàn cầu hoá - có nhiều điểm tương đồng với Le Pen.

Sau chiến thắng mạnh mẽ, ông Macron vẫn còn nhiều việc cần làm để thay đổi nước Pháp và bảo vệ được châu Âu như ông từng tuyên bố.

(Theo Reuters) 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ