• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Malaysia thúc đẩy giấc mơ trở thành "thiên đường khởi nghiệp"

Thế giới 28/05/2024 22:41

(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, các chính sách hỗ trợ mới của chính phủ nhằm thúc đẩy Malaysia thực hiện giấc mở trở thành "thiên đường khởi nghiệp" của Đông Nam Á.

Nathalia Lim và đối tác kinh doanh của bà đã trải qua quá trình khó khăn để thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Youthopia vào năm 2023 vì nguồn vốn gần như cạn kiệt.

Công ty khởi nghiệp của Nathalia Lim đã nỗ lực vượt qua nhưng bà Lim cho biết đó không phải là trải nghiệm muốn lặp lại.

Malaysia thúc đẩy giấc mơ trở thành "thiên đường khởi nghiệp" - Ảnh 1.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu tại Diễn đàn công nghệ KL20 ở Kuala Lumpur vào tháng 4. Ảnh: Bloomberg

Các doanh nhân trẻ Malaysia cho biết, nguồn vốn trong nước rất hạn chế hoặc nguồn đầu tư sẵn có thường chỉ dành cho các công ty có uy tín và đã có nền móng vững chắc, mà không phải là đang ở trạng thái khởi nghiệp.

Bà Lim nói rằng để tài trợ cho dự án mới nhất mang tên Emobuddy, một chương trình dựa trên ứng dụng tăng cường sức khỏe tinh thần của trẻ em, nhóm của bà đã tìm kiếm vận may ở Singapore.

"Chúng tôi đang hy vọng xem có thể nhận được gì. Chắc chắn, siêu ứng dụng khu vực Grab đến Singapore thì phải có lý do", nhà sáng lập 30 tuổi Nathalia Lim nói.

Singapore vẫn là một trong những điểm đến hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á dành cho các công ty khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm đang tìm cách khám phá kỳ lân tiếp theo.

Quốc đảo này đã đón 18 kỳ lân trong thập kỷ qua, với hệ sinh thái khởi nghiệp trưởng thành trị giá 128 tỷ USD. Singapore cũng được xếp hạng thứ 8 trên toàn cầu trong báo cáo năm 2023 của Startup Genome, một công ty nghiên cứu tập trung vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Cho đến nay, Malaysia chỉ mới xuất hiện một kỳ lân, sau khi nền tảng giao dịch ô tô trực tuyến Carsome đạt mức định giá 1,3 tỷ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt ở khu vực Đông Nam Á khi các quốc gia có nhiều vốn nhân lực và tài nguyên đang tạo ra kỳ lân của riêng mình. Điều này cũng thu hút hàng tỷ đô la đầu tư và kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ.

Hệ sinh thái mới nổi

Công ty khởi nghiệp Genome xếp Kuala Lumpur ở vị trí thứ 20 trong số các hệ sinh thái mới nổi.

Tuy nhiên, thủ đô của Malaysia vẫn xếp sau Jakarta của Indonesia, nơi đã sản sinh ra 7 kỳ lân trong 10 năm qua và phải đối mặt với thách thức từ thủ đô Manila (Philippines), nơi các công ty khởi nghiệp đang được tiếp cận với lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ.

Vào tháng 4, Malaysia đã công bố kế hoạch hướng tới top 20 trung tâm khởi nghiệp hàng đầu thế giới vào năm 2030 bằng cách phát triển hệ sinh thái nuôi dưỡng tài năng và khả năng tiếp cận sẵn sàng với các nhà đầu tư mạo hiểm.

Chính phủ Malaysia hứa hẹn sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, từ miễn phí thị thực đến giảm thuế và các phúc lợi phù hợp với ngành.

Nhưng các nhà sáng lập địa phương nói rằng họ đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì hoạt động ở Malaysia do không phù hợp giữa chương trình nghị sự của "quỹ hạt giống" liên kết với chính phủ và nhu cầu của các công ty khởi nghiệp.

Doanh nhân công nghệ Joyce Kau nói rằng, bà quyết định tới Singapore sau khi thông báo không đảm bảo đủ nguồn vốn ở quê nhà. Bà đã ra mắt siêu thị du lịch D-World cách đây hai năm, lấy cảm hứng từ việc sắp xếp kế hoạch kỳ nghỉ trong thời kỳ đại dịch. Nền tảng cung cấp trải nghiệm du lịch ảo cũng như cổng thông tin mua sắm và lập kế hoạch kỳ nghỉ toàn diện ở Đông Nam Á.

Bà cùng với nhóm các nhà phát triển trẻ đang xây dựng một metaverse – mang lại trải nghiệm sống động tương tự như nền tảng trò chơi Roblox – tự tin rằng họ có thể mở rộng quy mô kinh doanh thành kỳ lân tiếp theo ở khu vực sau 5 năm nữa nếu họ có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

"Các quỹ đầu tư mạo hiểm của Malaysia không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư và các quỹ đổi mới ở đây có nhiều mục đích hơn để mở rộng," bà nói và cho biết thêm rằng D-World đang có mục tiêu sớm ra mắt tại thành phố này.

Sự tích cực của chính phủ

Youthopia, công ty khởi nghiệp của Lim hiện đang gặp khó khăn trong việc giành được sự đầu tư từ các quỹ của Malaysia cho dự án kinh doanh mới nhất.

Nhưng sự thay đổi cần phải bắt đầu từ đâu đó.

Hian Goh, đồng sáng lập và đối tác chung của nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore, cho biết sự nhiệt tình của chính phủ Malaysia trong việc khai thác không gian khởi nghiệp sẽ thu hút các công ty khởi nghiệp trong thời gian tới.

"Chúng tôi nhận thấy sự nhiệt tình đáng kể đối với đất nước dưới chính quyền mới. Chúng tôi nghĩ rằng các nguyên tắc cơ bản của Malaysia, cụ thể là vốn vẫn luôn ở đó, được xem như một khoảnh khắc xúc tác thú vị. Là một công ty, chúng tôi mong muốn đặt cược sớm. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể tồn tại với tư cách là những nhà đầu tư mạo hiểm," ông Goh nói.

Goh, người đã nỗ lực xây dựng Mạng lưới Thực phẩm Châu Á nổi tiếng thừa nhận các công ty khởi nghiệp ở Malaysia không được đánh giá cao về khả năng tiếp cận nguồn vốn.

"Có nhiều người Malaysia từng làm việc tại các các công ty đa quốc gia, giờ đây họ cảm thấy rằng nếu chính phủ đứng sau họ, họ sẽ thực sự thúc đẩy mạnh mẽ để xây dựng các công ty công nghệ độc lập, giống như cách bạn thấy ở Mỹ, Trung Quốc hay thậm chí Singapore. Chính phủ Malaysia đang xem xét điều đó, họ đang học hỏi và tôi nghĩ họ có đòn bẩy đáng kể,"Goh nói.

Bên cạnh đó, John Chong, đại diện của OwnPiece tại Malaysia cho biết, các chính sách hỗ trợ mới của chính phủ càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho Malaysia để trở thành "thiên đường khởi nghiệp" của Đông Nam Á.

Ông Chong cho biết, nếu chính phủ tiếp tục đi theo hướng này, những ông lớn như Grab có thể bị thu hút quay trở lại Malaysia.

"Tôi lạc quan rằng một ngày nào đó, họ sẽ cân nhắc việc quay trở lại Malaysia. Đây là điều mà Malaysia đang hướng tới", ông Chong nói./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ