(Tổ Quốc) - Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa phẫu thuật cứu sống kịp thời bệnh nhân N.D.T (26 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) bị tăng áp lực tim do tai nạn giao thông.
- 17.05.2017 Phẫu thuật thành công khuôn mặt 8 năm biến dạng vì co giật
- 18.05.2017 Phát hiện hơn 2 tạ thực phẩm chim các loại đã bốc mùi
- 18.05.2017 Hà Nội: Phát hiện gần 1 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- 18.05.2017 Cắt gan, bóc khối u to như quả trứng vịt cứu cụ bà 77 tuổi
- 18.05.2017 Bị tố thu tiền viện phí cao, Bệnh viện Nhi Trung ương xin rút kinh nghiệm
- 19.05.2017 8 tiếng “cân não” phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị HIV
Các bác sĩ mổ khẩn cấp cứu bệnh nhân bị tăng áp lực tim. |
Rạng sáng nay (19/5), anh T. được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, lơ mơ, sốc, mất máu, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp không đo được và xây xát vùng mặt, ngực.
Các bác sĩ tiến hành hồi sức, siêu âm cấp cứu tại giường. Kết quả cho thấy có dịch màng ngoài tim lượng nhiều, nghi do tràn máu màng tim. Đồng thời có triệu chứng của chèn ép tim cấp, đe dọa tính mạng người bệnh.
Lúc này, các bác sĩ nghĩ nhiều đến trường hợp bệnh nhân tăng áp lực tim sau chấn thương vùng ngực. Ngay lập tức ê-kíp đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ và chuyển thẳng bệnh nhân vào phòng mổ sau khi lập đường truyền máu, truyền dịch.
Tại phòng mổ, khi mở ngực, cưa xương ức, ê-kíp bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu nhận thấy ngoài tim bệnh nhân căng phồng, áp lực cao và tiến hành xẻ màng tim để giải áp. Lúc này, máu phụt thành dòng và thấy vị trí tổn thương tim, rách toạc buồng tim (tiểu nhĩ trái) khoảng 3cm và máu vẫn tiếp tục chảy ồ ạt. Ê-kíp môt tiến hành kẹp vị trí rách, cầm máu và khâu vết thương.
Bệnh nhân T. hiện đã qua cơn nguy kịch. |
Trong vòng 60 phút, cuộc phẫu thuật đã thành công, huyết áp bệnh nhân ổn định trở lại, siêu âm tim sau mổ không thấy tổn thương van tim và các tổn thương khác.
Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu để bù lại lượng máu đã mất trước đó (mất khoảng 1500ml máu). Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và tiếp tục được theo dõi và điều trị các vết thương khác tại khoa Hồi sức tích cực chống độc B.
BS Nguyễn Kim Anh-Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, cho biết đây là trường hợp chấn thương hy hữu bởi người bệnh không có vết thương hở nhưng bị tăng áp lực vỡ tim, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ tử vong.