• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mới nhất về Triều Tiên: Từ lập luận sắc bén về hạt nhân đến các tác động không ngờ tới

Thế giới 11/02/2020 17:35

(Tổ Quốc) - Bất chấp các trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Triều TIên được cho là vẫn thúc đẩy các chương trinh tên lửa đạn đạo và hạt nhân trong năm 2019.

Triều Tiên tiếp tục thúc đẩy các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân vào năm ngoái bất chấp các trừng phạt của Liên Hợp Quốc, báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc trên Reuters vào ngày 10/2 cho biết.

Mới nhất về Triều Tiên: Từ lập luận sắc bén về hạt nhân đến các tác động không ngờ tới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: KCNA

Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình tên lửa

Theo báo cáo này, Triều Tiên bị nghi ngờ là nhập khẩu trái phép dầu mỏ tinh chế và xuất khẩu khoảng 370 triệu đôla.

Báo cáo 67 trang lên Ủy ban trừng phạt Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ công khai trong tháng sau trong bối cảnh Mỹ muốn tiếp tục đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.

"Vào năm 2019, Triều Tiên vẫn chưa chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Điều này vẫn tiếp tục và vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", các giám sát viên độc lập của Liên Hợp Quốc cho biết.

"Mặc dù vẫn bị hạn chế nhưng Triều Tiên tiếp tục nhập khẩu trái phép các nguồn thiết bị và công nghệ từ nước ngoài vào nước này để sản xuất tên lửa", giám sát viên cho biết.

Triều Tiên tiếp tục chịu các trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên trong nhiều năm liên tục thắt chặt các biện pháp nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng thúc đẩy các chương trình tên lửa đạn đạo và tên lửa hạt nhân.

Vận chuyển từ tàu sang tàu

Theo hãng reuters, các giám sát về quá trình trừng phạt cho biết, trong một nỗ lực mới nhằm lách trừng phạt, Triều Tiên đã bắt đầu xuất khẩu hàng triệu tấn hàng hóa mặc dù đã bị cấm túc từ năm 2017.

Triều Tiên đã xuất khẩu khoảng 3.7 triệu tấn than vào khoảng tháng Một và tháng Tám trong năm 2019 với ước tính khoảng 370 triệu đôla. Theo các quốc gia thành viên, hầu hết việc xuất khẩu than của Tiều Tiên ước tính khoảng 2.8 triệu tấn đều được vận chuyển từ tàu sang tàu bằng sà lan. Các giám sát viên cho biết, các sà lan chứa than trực tiếp có thể đã cập ba cảng ở vịnh Hàng Châu Trung Quốc và các cơ sở dọc theo sống Dương Tử.

Các giám sát viên của Liên Hợp Quốc cũng nói rằng, quốc gia thành viên đã thông báo rằng Triều Tiên đã xuất khẩu ít nhất một triệu tấn cát nạo vét từ sông, trị giá ít nhất 22 triệu đôla đến các cảng của Trung Quốc.

Trong khi đó, phía Trung Quốc khẳng định quốc gia này luôn tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Trong một tuyên bố, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc khẳng định các cáo buộc liên quan đến quốc gia này là vô căn cứ.

"Đối với việc cam kết thực hiện Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc luôn tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Quốc gia này đang phải chịu thiệt hại lớn cũng như sức ép mạnh mẽ trong lộ trình thực hiện tuân thủ của Liên Hợp Quốc", Người phát ngôn cho đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết.

Kể từ năm 2017, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã giới hạn việc nhập khẩu dầu mỏ tinh chế hàng năm của Triều Tiên chỉ ở mức 500.000 thùng. Các giám sát viên của Liên Hợp Quốc cho biết, Mỹ đã thông báo rằng Bình Nhưỡng đã nhập khẩu dầu mỏ tinh chết vượt quá giới hạn cho phép vào khoảng thời gian ngày 1/1 đến 30/10 chỉ trong năm ngoái.

Tác động không vượt quá giới hạn

Trong khi các trừng phạt của Liên Hợp Quốc không hề ảnh hưởng đến những người dân Triều Tiên thì báo cáo Liên Hợp Quốc cho biết: "Có chút nghi ngờ rằng các trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã có tác động ngoài ý muốn đối với tình hình nhân đạo và hoạt động viện trợ mặc dù các dữ liệu cũng  như bằng chứng đều cung cấp ở mức độ hạn chế nhưng chưa có phương pháp tin cậy để có thể phân biệt rõ ràng ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với các nhân tố khác.

Cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ lo lắng rằng trừng phạt đang làm ảnh hưởng nhiều đến người dân Triều Tiên và bày tỏ mạnh mẽ rằng, việc giảm các trừng phạt có thể phá vỡ các bế tắc trong các đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên,  về phía Mỹ, Pháp và Anh đều nói rằng họ chưa nghĩ đến việc cân nhắc giảm các trừng phạt. Triều Tiên nói rằng họ không còn bị ràng buộc bởi các cam kết giảm các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Cùng với đó, Bình Nhưỡng nói rằng, chính Mỹ đã khiến cho đàm phán hạt nhân trong năm 2019 sụp đổ.

Báo cáo từ Liên Hợp Quốc cho biết, Triều Tiên đã tiến hành 13 vụ thử tên lửa chỉ riêng năm ngoái, tiến hành phóng ít nhất 25 tên lửa, bao gồm các loại mới về tên lửa đạn đọa và tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm mới.

"Triều Tiên tiếp tục phát triển hạ tầng và khả năng chương trình tên lửa", các giám sát viên cho biết trên hãng Reuters.

Các giám sát viên về chương trình trừng phạt đối với Triều Tiên cũng kết luận rằng Bình Nhưỡng đã tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mạng vào các tổ chức tài chính toàn cầu.

"Các cuộc tấn công đã gây ra mất mát tiền tệ và đã cung cấp doanh thu bất hợp pháp cho Triều Tiên thông qua các vi phạm trừng phạt tài chính. Các cuộc trừng phạt mang lại rủi  ro thấp nhưng ngày càng trở nên tinh vi", báo cáo nêu rõ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ