• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Một năm sau thảm kịch giẫm đạp khiến 159 người chết tại Itaewon: Nghẹn nghào trước cảnh bi thảm của người ở lại

Thế giới 28/10/2023 17:11

(Tổ Quốc) - Dù đã cố gắng nhưng cả người nhà nạn nhân lẫn những người may mắn sống sót sau thảm kịch đều chưa thể vượt qua được nỗi ám ảnh về bi kịch ngày hôm ấy.

Sau khoảng thời gian dài bị hạn chế các hoạt động tụ tập do ảnh hưởng của Covid-19, giới trẻ Hàn Quốc đổ xô đến Itaewon để tiệc tùng mừng lễ hội Halloween vào ngày 29/10/2022. Hàng ngàn con người đổ về tuyến phố được coi là khu giải trí về đêm nổi tiếng bậc nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhiều người không thể ngờ rằng một thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng sẽ xảy ra lại đây và cướp đi sinh mạng của 159 người chỉ trong vài giờ đồng hồ.

gettyimages-1244318302_custom-51abc6e54660948aebc98d401e3b8eaaf68cf7ba

Con phố Itaewon sầm uất biến thành thảm cảnh sau vụ giẫm đạp ngày 29/10/2022

Thảm kịch kinh hoàng đã để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với không chỉ người nhà của những nạn nhân xấu số mà còn với cả những nạn nhân may mắn sống sót sau vụ việc kinh hoàng. Đối với họ, một năm vừa qua là khoảng thời gian tuyệt vọng và ám ảnh nhất trong cuộc đời và điều khiến họ đau lòng hơn nữa là việc chưa có ai chính thức đứng ra nhận trách nghiệm cho vụ việc này.

Nhiều cuộc bàn luận trên các trang mạng xã hội cho rằng các nạn nhân trẻ tuổi và những người sống sót nên tự trách bản thân mình vì tự tham gia vào đám đông chật cứng ấy. Những lời đổ tội cho nạn nhân nhiều đến mức, chỉ khoảng hơn 1 tháng sau thảm kịch, học sinh trung học Lee Jae-hyeon (16 tuổi) đã tự kết liễu đời mình vì quá áp lực. 

Một năm sau thảm kịch giẫm đạp khiến 159 người chết tại Itaewon: Nghẹn nghào trước cảnh bi thảm của người ở lại - Ảnh 2.

Những người sống sót sau thảm kịch bị chỉ trích nặng nề (Ảnh minh họa)

Được biết, Jae-hyeon cùng hai người bạn thân đến Itaewon để tham dự bữa tiệc, tuy nhiên, cậu là người duy nhất sống sót. Trong tin nhắn tuyệt mệnh gửi cho gia đình, cậu gửi lời từ biệt đến cha mẹ và yêu cầu họ đừng tự trách mình. 

"Con ước gì kiếp sau con vẫn được làm con của bố mẹ" - Jae-hyeon nói.

Câu chuyện của Jae-hyeon chỉ là một trong số những câu chuyện đau lòng khác về những người "dám" sống sót và cả những người mất đi người thân sau thảm kịch kinh hoàng này.

Seo Byong-woo (31 tuổi) - người sống sót

Anh Seo Byong-woo, một người sống sót sau thảm kịch, cho biết tối hôm đó, anh và vị hôn thê Lee Joo-young (28 tuổi) đã ghé thăm một cửa hàng váy cưới trước khi đi dạo qua Itaewon và bị mắc kẹt trong đám đông. 

Anh Seo cho biết, những bức tường người dồn vào từ mọi phía, không để lại một khoảng không nào để anh có thể cử động hay thở. Trước mặt anh, anh nhìn thấy hàng đống người chồng lên nhau và rồi những tiếng hét "Lùi lại! Lùi lại!" vang lên, Seo có cảm giác như mình đang hôn mê rồi bất tỉnh, cuối cùng khi tỉnh lại, anh thấy vị hôn thê của mình đang nhắm mắt.

photo-1

Seo Byong-woo cho biết anh vẫn luôn cảm thấy tội lỗi khi không thể bảo vệ được vị hôn thê

"Tôi lắc cô ấy, hét vào tai cô ấy và tạt nước vào mặt cô ấy nhưng cô ấy không tỉnh dậy", anh nói và cho biết thêm rằng anh vẫn tiếp tục hồi sức tim phổi cho cô mặc dù biết rằng Lee không còn thở nữa.

"Tôi sống sót thoát ra nhưng không thể cứu được cô ấy dù cô ấy đang đứng ngay cạnh tôi".

Seo Byong-woo

Sau sự ra đi của vị hôn thê, cuộc sống của Seo như ác mộng: "Cô ấy không bao giờ quên gọi cho tôi trong khoảng thời gian từ 9 đến 10 giờ tối, khi cô ấy đang lái xe về nhà sau giờ làm việc. Tôi cảm thấy sự vắng mặt của cô ấy khi điện thoại của tôi không còn đổ chuông kể từ khi cô ấy ra đi."

Kim Cho-rong (33 tuổi) - người sống sót

Đối với những người sống sót, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng. Cô Kim cho biết cô bị mất trí nhớ và hoảng loạn. Đôi khi cô gặp khó khăn khi đi vệ sinh hoặc bắt xe buýt sau khi trải qua thảm kịch. Trầm cảm và thôi thúc tự tử đã khiến cô phải tìm đến tư vấn tâm thần.

Kim cho biết, kể từ 2016, năm nào cô cũng đón Halloween ở Itaewon. Tất cả các lễ hội đều được tổ chức mà không gặp vấn đề gì lớn cho đến năm ngoái. Một phần chứng trầm cảm của cô xuất phát từ điều được Kim mô tả là "xã hội không có khả năng thông cảm với nỗi đau khổ của người khác" và xu hướng đổ lỗi cho các cá nhân trong một thảm họa hơn là nhìn vào những nguyên nhân mang tính cấu trúc rộng hơn.

photo-1

Kim Cho-rong đối diện với chứng trầm cảm sau khi sống sót khỏi thảm kịch

"Có vẻ như chúng ta đối mặt với thảm kịch bằng cách gieo rắc sự căm ghét."

Kim Cho-rong

Cư dân mạng gọi các nạn nhân trẻ tuổi là những kẻ ham vui phạm pháp, những người phải chịu trách nhiệm về sự mất trật tự của mình khi ăn mừng những lễ hội bắt nguồn từ phương Tây như Halloween. 

Vào một buổi chiều gần đây, một bà mẹ trẻ dắt cô con gái đi ngang qua căn lều trắng gần Tòa thị chính Seoul, nơi nhiều người đang cầu nguyện tại di ảnh các nạn nhân vụ giẫm đạp. Khi cô bé hỏi những người trong ảnh là ai, người mẹ chỉ trả lời cộc lốc: "Đó là điều sẽ xảy ra với con nếu con không cư xử đúng mực".

Nỗi đau về thảm kịch Itaewon đã dần mờ phai trong tâm thức của nhiều người nhưng đối với gia đình nạn nhân, thời gian vẫn như đang "đóng băng" và hiện tại, họ cảm thấy rõ mồn một nỗi đau mất người thân.

photo-1

photo-1

Phòng rieneg chứa đồ đạc, quần áo của các nạn nhân vẫn được gia đình giữ nguyên hiện trạng

Một người cha cho biết ông đã khóc suốt hai ngày sau khi món quà mà con gái ông đặt nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của vợ chồng ông được gửi đến sau hai tuần cô qua đời do thảm kịch. 

Các bậc cha mẹ cho biết họ tránh tụ tập họ hàng vì sự vắng mặt của con cái sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết vào dịp này. Trong khi đó, một số người lưu giữ những ký ức về con cái của họ bằng cách giữ gìn phòng ngủ của nạn nhân y như trước khi sự việc đau lòng xảy ra.

Bà Lee Hyo-suk, người có con gái Jeong Ju-hee (30 tuổi), qua đời ở Itaewon, cho biết: "Tôi nhớ con gái mình nhất khi nằm trên giường. Khi về nhà, con bé thường nằm cạnh tôi và cùng trò chuyện".

photo-1

Bà Lee đau lòng khi nhớ đến con gái quá cố của mình

Bà Lee cho biết bà không thể làm gì hơn ngoài việc đến thăm mộ con gái thường xuyên và ở bên cạnh gia đình các nạn nhân khác. Họ an ủi nhau và đấu tranh cho sự thật về cái chết của con mình để đảm bảo rằng thảm kịch tương tự sẽ không xảy ra nữa. 

"Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng thảm họa này sẽ xảy ra với mình. Giờ đây, tôi biết rằng điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai." - Lee Hyo-suk nói.

Nguồn: NY Times

Thanh Tâm

NỔI BẬT TRANG CHỦ