(Tổ Quốc) - Các vụ đánh bom tại Syria đang vô cùng dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
- 25.09.2016 Syria: Hoa Kỳ đang “đồng lõa” IS
- 26.09.2016 Siêu cường “đối đầu” trên bàn họp khẩn Syria
- 27.09.2016 Trận chiến Syria: Âm thanh và cuồng nộ
Không có điện ở khu vực lực lượng nổi dậy chiếm giữ ở phía đông Aleppo, và các máy bay chiến đấu bay trên không nhắm tới bất kỳ ánh sáng nào le lói bên dưới.
Các gia đình tụ tập với nhau trong bóng đêm, tụ tập trong một căn phòng để họ không chết một mình, nghe tiếng gầm rú của máy bay phản lực và chờ đợi khi các quả bom rơi.
Thành phố Aleppo đông đúc nay đã bị tàn phá nặng nề. (Nguồn: Newsweek) |
Còn các nhân viên cứu hộ phải sử dụng đến đèn pha để tìm kiếm nạn nhân trong các đống đổ nát sau các vụ đánh bom trước đó và đưa người bị thương đến bệnh viện.
Sáng ngày 28/9, hai bệnh viện lớn nhất ở miền đông Aleppo cũng bị tấn công khiến hai bệnh nhân thiệt mạng trong khi tòa nhà bị phá hủy.
Đây nhịp điệu tuần qua của cuộc sống tại đông Aleppo, dù đã trở nên quen với các cuộc không kích thường xuyên trong 4 năm qua nhưng với cường độ không ác liệt bằng.
Theo sau sự sụp đổ một lệnh ngừng bắn do Mỹ và Nga bảo trợ vào ngày 19/9 là chiến dịch tấn công mạnh mẽ của chính phủ Syria, được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Nga, để lấy lại các khu dân cư nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy.
Ít nhất 1.700 quả bom đã rơi xuống phía đông Aleppo trong tuần đầu tiên sau khi lệnh ngừng bắn đổ vỡ, theo lực lượng tình nguyện của Mỹ và châu Âu tại các khu vực bị tấn công.
Hàng trăm ngàn người đã bỏ chạy khỏi Aleppo - từng là một thành phố 3 triệu dân – để đến các trại tị nạn xa hơn về phía bắc, đến Thổ Nhĩ Kỳ và trên thuyền tới châu Âu. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc ước tính có tới 250 nghìn người vẫn sống xung quanh phía đông Aleppo, những người nghèo nhất trong những người nghèo và không thể có khả năng trả chi phí đi ra khỏi thành phố. Trong đó, nhiều bác sĩ của tổ chức từ thiện Save the Children của Anh ước tính rằng từ 35 -40% những người bị mắc kẹt ở Aleppo là trẻ em. Xung đột Syria đang “tàn phá” đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và là một phần tương lai của đất nước.
(Theo Washington Post)