(Toquoc)-Cái chết Gaddafi chính thức kết thúc cơn ác mộng kéo dài đằng đẵng với Libya và của 1/15 kẻ độc tài thế kỷ.
(Toquoc)-Những nguồn tin khác biệt nhau nhưng đều xác nhận ông Gaddafi chết tại Sirte. Chính thức kết thúc cơn ác mộng kéo dài đằng đẵng đối với
Các nguồn tin khác nhau từ phía Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) và phương Tây đã xác nhận khoảng trưa ngày 20/10/2011, Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya, đã bị bắt và chết trong cuộc tấn công của lực lượng NTC tại Sirte, được không quân NATO yểm trợ. Tuy nhiên, các nguồn tin vẫn mâu thuẫn nhau về việc ông Gaddafi bị chết do bị thương nặng, bị giết tại trận tiền hay chết trong cuộc đấu súng giữa hai phe giao tranh do “tên bay đạn lạc”.
Chết như thế nào: Thông tin đang bị nhiễu
Chỉ huy tại chiến trường của NTC Momhemed Buras Ali Al-Maknee ngày 20/10 khẳng định nhà lãnh đạo của nước này Muammar Gaddafi đã thiệt mạng do bị thương nặng. Theo ông Al-Maknee, một nhóm tay súng NTC đã bắt ông Gaddafi ở Sirte khi ông này bị thương nặng.
Một quan chức quân sự cấp cao của NTC cùng ngày khẳng định ông Gaddafi đã chết do bị thương trong cuộc đọ súng ở gần quê hương Sirte. Ông Gaddafi bị bắt và bị thương từ sáng cùng ngày khi tìm cách trốn chạy cùng một đoàn hộ tống và bị các máy bay chiến đấu của NATO tấn công và đã bị thương vào đầu.
Các nguồn tin của Pháp và Mỹ cho biết đoàn xe hộ tống ông Gaddafi đột phá vòng vây ở Sirte đã bị không quân các nước này phát hiện và tấn công. Sau đó, các tay súng NTC tìm thấy nơi ẩn náu của ông Gaddafi và giao tranh dữ dội đã nổ ra.
Người phát ngôn NTC xác nhận, ông Caddafi đã bị bắt khi đang ẩn náu và tìm cách kháng cự, vì thế, lực lượng NTC đã bắn chết nhà cựu lãnh đạo này.
Trong khi đó, nhân vật số hai của NTC - Thủ tướng lâm thời Libya Mahmoud Jibril - nói trong cuộc họp báo tại Benghazi, được tạp chí Time (Mỹ) đưa tin, xác nhận ông Gaddafi đã chết sau khi bị bắt gần thành phố Sirte. Ông ta không chống cự mặc dù mang súng lục. Khi được đưa lên xe, ông Gaddafi bị trúng đạn trong cuộc giao tranh giữa hai phía. Muammar Gaddafi bị bao vây, dồn vào đường ống thoát nước lớn tại Sirte. Bị giết chết trong cuộc đọ súng giữa hai bên, nhưng không rõ trúng đạn bên nào. Thủ tướng cho biết, Muammar Gaddafi sẽ được mai táng tại Misratah gần Sirte hôm thứ sáu theo nghi lễ tôn giáo. Mahmoud Jibril cho biết NTC nhận định sẽ không khôn ngoan nếu đưa thi hài Gaddafi về
Thi thể của một nhân vật được xác nhận là Gaddafi, ngày 20/10
Một số nguồn tin cũng cho hay một người con trai - Mo'tassim Gaddafi cũng chết tại Sirte cùng ngày. Một người khác, Saif al-Islam, theo tin của NTC nhưng chưa được kiểm chứng, cũng chết cùng ngày, gần Sirte. Nhưng một nguồn tin khác từ NTC lại cho hay người con trai này đang chạy trốn sang Nigieria. Abu Bakr Yunis, Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Gaddafi, cũng đã thiệt mạng trong trận chiến cuối cùng này. Trước đó, Kênh truyền hình Arrai (
Ngày 27/6, Tòa án Tội phạm Quốc tế La Hay (ICC) đã phát lệnh truy nã ông Gaddafi, người con trai Al-Islam và Abdullah al-Senussi, Giám đốc cơ quan tình báo Libya vì các tội ác chống lại loài người. Ngày 9/9, Cơ quan Cảnh sát Quốc tế (INTERPOL) cũng đã phát lệnh truy nã ba nhân vật này.
Nước
Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril nói: “Gaddafi chết theo cách nào, đối với người
Sự ngộ nhận Gaddafi: "Nhân dân yêu mến tôi" (Báo Mỹ IHT, 6/3/2011)
Tổng Thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát biểu trong cuộc họp cấp cao tại trụ sở LHQ tại
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sứ mệnh của NATO tại quốc gia Bắc Phi “sẽ sớm kết thúc”. Khi đến thăm
Theo báo Time, Thủ tướng lâm thời Libya Mahmoud Jibril - nhà kinh tế tốt nghiệp và từng giảng dạy tại Mỹ - trông gầy yếu và mệt mỏi, cách đây mấy ngày tuyên bố từ chức để chữa bệnh. Ông này cho biết, thay vì lãnh đạo một núi công việc thời kỳ chuyển tiếp, ông ta muốn dồn sức lực xây dựng xã hội dân sự, tập trung vào phụ nữ và giáo dục. Phải chăng đây là một dấu hiệu báo trước sự chia rẽ trong giới lãnh đạo và đấu tranh quyền lực nội bộ NTC sớm bắt đầu?
Gaddafi và số phận của những kẻ độc tài trong lịch sử hiện đại
Kết cục bi thảm của Muammar Gaddafi là có thể dự báo được. Ông Gaddafi, 69 tuổi, đã cầm quyền tại Libi 42 năm qua và bị lật đổ trong các cuộc biểu tình và nổi dậy vũ trang từ đầu năm 2011 tại quốc gia Bắc Phi này.
Nhân dân
Lịch sử thế giới hiện đại còn ghi nhận sự kết thúc bi thảm của 14 kẻ độc tài khác, tầm quốc tế hoặc quốc gia, đó là Adolf Hitler (Đức Quốc xã), Benito Mussolini (Ý phát xít), Antonio Salazar (Bồ Đầu Nha), Fulgencio Batista (Cuba), Alfredo Stroessner (Paraguay), Ferdinand Marcos (Philippines), Pol Pot (Campuchia), Idi Amin (Uganda), Mobutu Sese Seko (Congo), Nicolate Ceausescu (Rumani), Slobodan Milosevic (Nam Tư), Jean-Claude Duvalier (Haiti), Saddam Husein (Iraq), Hosni Mubarak (Ai Cập).
Những kẻ độc tài cũ hay mới đều giống nhau ở tính đam mê quyền lực đến mê muội, tham tàn và bạo ngược. Nhiều kẻ độc tài cai trị theo chế độ gia đình trị. Những kẻ độc tài mới còn đặc trưng bởi tính tham lam, ích kỷ, tham nhũng và biển thủ công quĩ.
Mubarak hay Gaddafi trước khi gặp kết cục bi thảm như hiện nay, đều được mở cho lối thoát danh dự. Nhưng đều mê muội bám víu quyền lực đến phút cuối vì ngộ nhận về sứ mệnh lịch sử, “người cha của nhân dân”, “nhà lãnh đạo vĩ đại được yêu mến”, "đại hoàng đế của Phi châu"... Muammar Gaddafi đến những ngày cuối còn kêu gọi dân chúng xuống đường “quét sạch” các lực lượng nổi dậy. Muammar Gaddafi, Saddam Husein (hay Bin Laden) thường tuyên bố “tử vì đạo”, “thánh chiến” nhưng chưa kẻ nào làm được điều đó.
Họ đều đạo đức giả và mị dân. Nhưng, nhân dân thông minh và lịch sử sòng phẳng. Sớm muộn, những kẻ đi ngược lại lợi ích nhân dân và quyền lợi dân tộc sẽ bị trừng phạt và lịch sử phê phán./.