• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ bán vũ khí cho UAE: Lý do Iran và sự im lặng của Israel?

Thế giới 04/09/2020 11:01

(Tổ Quốc) - Động thái Mỹ bán vũ khí cho Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đang gây nhiều tranh cãi từ sự im lặng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Thời báo New York Times trích dẫn nguồn tin các quan chức trong các đàm phán cho biết, Thủ tướng Israel - Benjamin Netanyahu dường như ít có phản ứng từ động thái Mỹ bán vũ khí tối tân cho UAE cho dù sau đó, ông có giải thích rằng đã lên tiếng phản đối thỏa thuận vũ khí này.

Mỹ bán vũ khí cho UAE: Lý do Iran và sự im lặng của Israel? - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel - Benjamin Netanyahu. Ảnh: NY Times

Các quan chức này đưa ra phỏng đoán rằng, Thủ tướng Netanyahu đã lựa chọn không phản đối thỏa thuận vũ khí giữa Mỹ và UAE vì ông đang nỗ lực tham gia các hoạt động ngoại giao gần đây để bình thường hóa quan hệ giữa Israel và UAE. Tổng thống Trump từ tháng trước đã thông báo động thái trên nhưng không hề đề cập rõ liên quan đến các thỏa thuận vũ khí. Phản ứng với trạng thái từ Mỹ, Thủ tướng Israel lại phải giải thích ông từng tham gia cam kết với chính quyền Tổng thống Trump việc Israel không phản đối các thỏa thuận vũ khí với UAE.

Theo thời báo New York, tín hiệu giảm căng thẳng đã giảm đi sau cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào tuần trước và Thủ tướng Netanyahu đã ngừng phàn nàn về thương vụ vũ khí giữa UAE và Mỹ.

Gần đây, Nhà Trắng đã thúc đẩy việc bán các gói vũ khí tối tân cho UAE, bao gồm máy bay chiến đấu F-35 và máy bay không người lái Reaper. Thỏa thuận vũ khí cũng bao gồm máy bay phản lực EA-18G Growler – máy bay tác chiến điện tử thực hiện các cuộc tấn công tàng hình bằng cách gây nhiễu hệ thống phòng không của các đối phương.

Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất từ lâu đã tìm kiếm các loại vũ khí tiên tiến hơn trong khi người Israel bày tỏ lo ngại sự thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Trung Đông. Việc Thủ tướng Netanyahu công khai chấp nhận thỏa thuận rất có thể gây ra làn sóng phản đối kịch liệt tại Israel khi các thông tin về đề xuất bán vũ khí đã công khai.

Thông báo của Tổng thống Trump vào ngày 13/8 về đột phá ngoại giao giữa Mỹ và Israel trong bối cảnh Thủ tướng Netanyahu đang nỗ lực kiểm soát hàng loạt các khủng hoảng: đại dịch Covid-19 và các đàm phán ngân sách căng thẳng cũng như các vấn đề về tham nhũng.

Các quan chức Mỹ thận trọng khi khẳng định rằng việc thúc đẩy bán vũ khí cho UAE không phải là phần thưởng trực tiếp cho vai trò của họ sau khi đạt được thỏa thuận rằng, UAE là quốc gia Ả rập thứ ba sau Ai Cập và Jordan có quan hệ ngoại giao với Tel Aviv. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, sau nhiều năm Mỹ từ chối bán máy bay F-35s cho UAE thì động thái này đã thay đổi lập trường liên quan đến sáng kiến ngoại giao.

Thỏa thuận vũ khí giữa Mỹ và UAE có thể đối mặt với sự kháng cáo đáng kể trong Quốc hội bởi theo luật, các thương vụ vũ khí không được phép làm suy yếu lợi thế quân sự của Israel ở Trung Đông. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump đã thảo luận bỏ qua một phần quan trọng quá trình xem xét của các nhà lập pháp và điều này có thể cải thiện cơ hội thúc đẩy việc bán vũ khí trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Theo ông Ron Dermer – đại sứ Israel tại Mỹ, điều này không có nghĩa là Thủ tướng Netanyahu đã ủng hộ các quan chức Mỹ về thương vụ vũ khí F-35 với Israel. Ông Ron Dermer bày tỏ tự tin về việc chính quyền Tổng thống Trump cam kết đầy đủ duy trì lợi thế quân sự của Israel trong khu vực.

Cả Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đều không đưa ra bình luận về vấn đề này.

Hàng chục quan chức UAE đã đến Washington trong tuần trước gặp gỡ các lãnh đạo đồng cấp tại Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã thảo luận về gói vũ khí cũng như sáng kiến ngoại giao với Israel.

Còn theo ông Hussein Ibish, một học giả tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Ả rập tại Washington, các quan chức đến từ cả ba quốc gia nói rằng Thủ tướng Netanyahu đã chấp nhận việc bán vũ khí nhưng sau đó lại công khai phản đối vì phản ứng của Israel.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc từng không thoải mái với ảnh hưởng của UAE với Nhà Trắng và Hội đồng an ninh quốc gia. Một số thành viên Quốc hội cũng bày tỏ lo lắng tương tự, chỉ ra vai trò của quân đội UAE trong cuộc chiến Yemen. UAE đã rút hết quân vào năm ngoái nhưng lại triển khai máy bay phản lực trong nội chiến Libya khiến gia tăng các lo ngại giữa các nghị sĩ Mỹ.

Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump từng tuyên bố quan hệ căng thẳng giữa Các Tiểu vương quốc Ả rập và Israel là một phần nỗ lực nhằm đối phó với Iran. Các quan chức chính quyền Mỹ đã cố gắng xoa dịu các lo ngại của Israel về quốc gia Ả rập này sau thương vụ F-35 bằng việc nhắc đến thách thức từ Iran khiến UAE phải tăng cường khả năng phòng thủ giống với cách Israel từng làm.

Một bài báo của Israel - Yediot Ahronot vào tháng trước nhận định, thỏa thuận vũ khí UAE gắn liền với thỏa thuận hòa bình với Israel. Đáp lại, văn phòng của Thủ tướng Netanyahu đã đưa ra một tuyên bố chi tiết bao gồm các nỗ lực của chính phủ thể hiện sự phản đối của nước này với Washington về việc bán F-35 cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

"Thỏa thuận hòa bình với UAE không bao gồm bất kỳ liên quan nào đến việc mua bán vũ khí và Mỹ bày tỏ thận trọng trong duy trì lợi ích với Israel", bài báo viết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ