• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ, EU, Iran đều sẵn sàng đối thoại: Cơ hội nào cho đột phá hạt nhân?

Thế giới 04/08/2022 14:23

(Tổ Quốc) - Mỹ và các đặc phái viên hạt nhân Iran của Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Tư (ngày 3/8) cho biết họ đang đi đến Vienna để đàm phán với phái đoàn của Tehran để tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với nước này.

Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley cũng đã thông tin về chuyến đi của ông tới Áo trên Twitter sau khi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã bị đình trệ trong nhiều tháng qua.

"Kỳ vọng của chúng tôi đang được thử nghiệm. Và Mỹ cũng hoan nghênh những nỗ lực của EU và đã chuẩn bị cho những nỗ lực tốt nhất để đạt được thỏa thuận", ông Malley nói.

"Sẽ sớm rõ ràng để biết Iran cũng chuẩn bị cho điều đó", ông nói thêm.

Điều phối viên hạt nhân của EU Enrique Mora cũng tới Vienna "thảo luận về việc đưa JCPOA (kế hoạch hành động toàn diện chung) quay về thời kỳ được thực hiện đầy đủ", ông Enrique Mora đã tweet trên Twitter, đề cập đến tên viết tắt của Kế hoạch hành động chung (thỏa thuận năm 2015 nhằm ngăn chặn Tehran phát triển bom hạt nhân).

Trong một tuyên bố vào thứ Tư, phía Iran cũng cho biết họ "lạc quan" về các cuộc đàm phán và đã cử đi một phái đoàn do ông Ali Bagheri, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu nước này, lãnh đạo" như một động thái thể hiện chính sách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt tàn nhẫn đối với đất nước chúng tôi".

"Đang đến Vienna để thúc đẩy các cuộc đàm phán", ông Bagheri cũng đã tweet.

"Trách nhiệm đang nằm ở phía những người vi phạm thỏa thuận… họ phải nắm bắt cơ hội mà các đối tác hào phóng của JCPOA mang đến. Quả bóng đang ở trong sân của họ và họ cần thể hiện sự trưởng thành và hành động có trách nhiệm."

aa3991670dcc3318ef11179a918c6d78.jpg

Quá trình đàm phán hạt nhân giữa Iran với Mỹ và EU đã gặp nhiều bế tắc. Ảnh: AFP.

Các cuộc đàm phán giữa Iran và các cường quốc thế giới, bắt đầu vào năm 2021 để đưa nước Mỹ dưới thời lãnh đạo của ông Joe Biden tái vào lại thỏa thuận, đã bị đình trệ kể từ tháng 3 năm nay.

Vào cuối tháng 6, Qatar đã tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và Washington với hy vọng đưa quá trình đối thoại trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa tạo ra một bước đột phá.

Trong nỗ lực gần đây nhất, giám đốc chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell đã đệ trình một đề xuất thỏa hiệp vào tháng trước và kêu gọi các bên chấp nhận nó để tránh "cuộc khủng hoảng hạt nhân leo thang nguy hiểm".

Ông Borrell cho biết dự thảo văn bản đã đưa vào "những thỏa hiệp rất khó khăn mà tất cả các bên đã đạt được" và "giải quyết, một cách chi tiết chính xác, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cũng như các bước đi cần thiết về mặt hạt nhân để khôi phục" hiệp ước năm 2015.

'Hy vọng cho một bước đột phá'?

Một nhà ngoại giao châu Âu có trụ sở tại Vienna đã thông tin với AFP rằng ông hoan nghênh "một cuộc họp cho thấy sự sẵn lòng của các bên để thúc đẩy thỏa thuận tiến về phía trước".

"Đó là một tín hiệu tích cực, nhưng cũng chưa có điều gì được đảm bảo. Chúng tôi đã cố gắng kết thúc các cuộc đàm phán trong nhiều tháng", ông nói thêm.

Chuyên gia Ali Vaez thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết các bên đang quay lại Vienna có nghĩa là có "một số hy vọng cho một bước đột phá".

Nhưng Henry Rome, một chuyên gia về Iran tại tổ chức tham vấn Á Âu của Mỹ đã chia sẻ nhận định với AFP rằng kỳ vọng hiện chỉ ở mức "khiêm tốn" vì Mỹ và Iran "vẫn xa cách" nhau nhiều về các vấn đề chính.

Sự khác biệt giữa hai bên đang nằm ở các lệnh trừng phạt, yêu cầu bảo lãnh của Iran và việc dừng một cuộc điều tra của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc. "Giải quyết từng vấn đề một cũng đã là một sự khó khăn," ông Vaez nói.

Dù vậy, "cả hai bên đều được hưởng lợi từ việc tiếp tục nuôi dưỡng triển vọng đạt được một thỏa thuận", chuyên gia Rome nói với AFP.

Nhà phân tích Vaez cũng nói thêm: "Trong khi các lựa chọn thay thế cho thỏa thuận này đều không có tính hấp dẫn đối với cả hai bên, họ cũng sẽ không sẵn sàng rút lui hẳn khỏi quá trình đàm phán".

Được ký giữa Iran và sáu cường quốc - Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ năm 2015- thỏa thuận JCPOA nhằm mục đích hạn chế chương trình hạt nhân của Iran ở cấp độ dân sự để đổi lấy việc nước này dần dần được cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Nhưng sau khi Mỹ dưới thời Donald Trump đơn phương rút lui khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 và tái áp đặt nhiều lệnh trừng phạt, Tehran đã quay lưng với các nghĩa vụ của mình.

Iran sau đó đã gia tăng quá trình làm giàu uranium, vượt quá tỷ lệ làm bị hạn chế của JCPOA là 3,67 % và thậm chí tỷ lệ làm giàu uranium của nước này còn tăng lên đến 20 % vào đầu năm 2021. Sau đó, tỷ lệ này vượt qua ngưỡng 60% chưa từng có và được cho là tiến gần hơn đến mức 90% cần thiết để chế tạo một quả bom hạt nhân

Người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, Rafael Grossi, vào thứ ba đã cảnh báo chương trình của Iran đang "phát triển rất, rất nhanh" và "lớn lên cùng với tham vọng và năng lực của họ".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ