• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ hướng tới kế hoạch khai thác quỹ tư nhân hỗ trợ chống biến đổi khí hậu

Thế giới 10/11/2022 13:56

(Tổ Quốc) - Kế hoạch khai thác quỹ tư nhân để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của các quốc gia đang phát triển sẽ thông qua việc bán tín chỉ carbon.

Giữa những khó khăn trong nỗ lực giúp các quốc gia nghèo đối phó với biến đổi khí hậu, Mỹ đang cố gắng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân gửi tiền mặt đến các nước đang phát triển thông qua các chương trình đền bù carbon, hay còn gọi là tín chỉ carbon.

Mỹ thúc đẩy kế hoạch khai thác các doanh nghiệp đáp ứng tài chính xanh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Được công bố vào ngày 9/11 tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 ở Ai Cập, Mỹ có ý định khai thác quỹ tư nhân để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của các quốc gia đang phát triển thông qua việc bán tín chỉ carbon cho các công ty cam kết với việc đưa lượng phát thải ròng về bằng 0.

"Ý định của chúng tôi là đưa thị trường carbon trở lại hoạt động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang điện sạch và thay thế các nhà máy nhiệt điện than bẩn bằng các nguồn năng lượng tái tạo", Đặc phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry cho biết tại COP27.

Tuy nhiên, ý tưởng này vấp phải những quan điểm khác biệt từ các nhóm môi trường và các chuyên gia khí hậu. Các chuyên gia này cho rằng động thái này sẽ vô tình gây nên tình trạng ô nhiễm nhiều hơn. Liên hợp quốc cũng cảnh báo về tình trạng giao dịch không hợp lý các tín chỉ carbon của các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát thải ròng.

Tại COP 27, các quốc gia đang phát triển cũng cho rằng họ chưa nhận được hỗ trợ tài chính đầy đủ để đảm bảo chuyển đổi xanh. Các nước phát triển cần chi hàng trăm tỷ USD để giúp chính họ thoát khỏi các nguồn năng lượng tái tạo như than, dầu và khí đốt tự nhiên nhưng hiện tại Quốc hội Mỹ đang rất miễn cưỡng trong việc chi tiêu cho hỗ trợ tài chính.

"Thông tin chi tiết về cách thức hoạt động chưa rõ nhưng theo dự kiến, việc giảm phát khí thải nhà kính sẽ được thực hiện theo cách thức bán tín chỉ carbon", Đặc phái viên Kerry cho biết. Ông Kerry cũng nói rằng nhiều công ty đã thể hiện "sự quan tâm mạnh mẽ" để mua loại chứng chỉ này như PepsiCo hay Microsoft.

Theo Đặc phái viên Kerry, sẽ có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ cho những bên mua các tín chỉ carbon. Người mua, không bao gồm các công ty nhiên liệu hóa thạch – bắt buộc sẽ phải đặt ra mục tiêu để đạt được mức phát thải carbon dioxide ròng bằng 0 và các mục tiêu ngắn hạn để dần dần hướng đến mục tiêu lớn này.

Tính khả thi của giải pháp

"Không giống với các loại tín chỉ khác, loại tín chỉ carbon này sẽ đáp ứng mục tiêu loại bỏ dần các nhà máy điện than ở các quốc gia đang phát triển và tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn và sẽ có tính đến thời hạn cụ thể", ông Kerry nói.

Các khoản tín chỉ carbon đang phát triển thành một thị trường trị giá hàng tỷ đô la cho các công ty, chính phủ và cá nhân muốn giảm lượng khí thải carbon. Ý tưởng cơ bản đằng sau quá trình triển khai dự án trị giá hàng tỷ đô la này là: khí thải từ các hoạt động gây ô nhiễm của con người có thể được giải quyết tốt bằng cách sử dụng phương pháp canh tác lưu trữ carbon, trồng cây hoặc ngăn chặn quá trình thoát khí thải gây biến đổi khí hậu bằng việc sử dụng các thiết bị hiện đại. Những hoạt động này sẽ sinh lời hoặc được bán như một khoản bù đắp cho những công ty muốn mua để bù đắp cho hoạt động gây ra ô nhiễm ảnh hưởng đến khí hậu. Chương trình này là một phần trong kế hoạch hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0.

Vào ngày 8/11, các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo cần phải có tiêu chuẩn cần thiết để đối phó với việc lạm dụng mua tín chỉ giá rẻ và không hợp lý.

Ông Mohamed Adow, Giám đốc Power Shift Africa, một tổ chức tư vấn về khí hậu năng lượng cho rằng sự bù trừ carbon là một thủ thuật tính toán và nếu không làm đúng thì sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Theo ông Adow, việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở những quốc gia giàu có ở phía bắc hay các nước đang phát triển ở phía nam toàn cầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là các công ty giàu có gây ô nhiễm không đơn giản là chỉ cần trả tiền đền bù carbon và sau đó tiếp tục có hành động gây ô nhiễm.

Nhà khoa học khí hậu Bill Hare của Climate Analytics cũng bày tỏ lo ngại các công ty sẽ không giảm lượng khí thải khi họ có thể mua tín chỉ bù đắp carbon. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tại hội nghị cũng cho rằng việc đề bù carbon không giải quyết được cuộc khủng hoảng khí hậu và cần phải có những giải pháp tiếp theo.

Theo dự thảo Đánh giá tình trạng khí hậu quốc gia, dự thảo báo cáo mới về những gì biến đổi khí hậu đang gây ra cho nước Mỹ, xác định rằng trong 50 năm qua, nước Mỹ đã ấm lên nhanh hơn 68% so với toàn bộ hành tinh./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ