(Tổ Quốc) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai cho biết, ông sẽ gặp Tổng thống Iran trong những tình thế phù hợp để chấm dứt cuộc đối đầu về thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để xem các nước có thể điều chuyển dòng tiền như thế nào để duy trì nền kinh tế Iran.
Tuy nhiên, ông Trump, phát biểu tại thượng đỉnh G7 ở khu nghỉ mát Biarritz của Pháp, đã loại trừ khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế để bù đắp cho những tổn thất mà Iran phải chịu.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng, việc tính tới một cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Hassan Rouhani trong những tuần tới là một suy nghĩ thực tế và Iran cũng là một quốc gia có tiềm năng rất lớn.
Pháp nỗ lực hàn gắn
"Tôi có một cảm giác tốt. Tôi nghĩ ông ấy (Rouhani) sẽ muốn gặp và để vấn đề của họ được giải quyết thẳng thắn. Họ đang bị tổn thương nặng nề", ông Trump nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ nhà của thượng đỉnh G7, thông tin rằng, ông Rouhani đã truyền đạt lại tới nhà lãnh đạo Pháp về việc sẽ sẵn sàng gặp Trump. Ông Macron cho biết, ông hy vọng một hội nghị thượng đỉnh giữa hai người có thể diễn ra trong vài tuần tới. Ông Trump và ông Rouhani dự kiến sẽ góp mặt tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng Chín.
Bất cứ điều gì được thỏa thuận trong cuộc gặp gỡ Trump-Rouhani sẽ phải được sự chấp thuận của người ra quyết định hàng đầu của Iran, nhà lãnh đạo tối cao cứng rắn với Mỹ Ayatollah Ali Khamenei.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nỗ lực để làm dịu cuộc đối đầu ngày càng sâu sắc giữa Tehran và Washington kể từ khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Ông Macron đã dành cả mùa hè để cố gắng xây dựng nền tảng đưa các bên trở lại bàn đàm phán.
Những gì tôi hy vọng là trong những tuần tới, dựa trên các cuộc đàm phán này, chúng ta có thể xoay sở để tiến tới một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Rouhani và Tổng thống Trump, ông Macron nói, và ông tin rằng nếu họ gặp nhau thì một thỏa thuận có thể sẽ đạt được.
Những nỗ lực của Macron đã gây bất ngờ vào Chủ nhật khi Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, người đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, bay tới Biarritz.
Một số chuyên gia đã bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu ông Rouhani có gặp ông Trump mà không cần Mỹ đình chỉ trừng phạt, ít nhất là đối với xuất khẩu dầu - nguồn doanh thu chính của Tehran hay không. Nhưng một luồng thông tin khác cho rằng, kế hoạch của ông Macron, dường như bao gồm cả cứu trợ tài chính cho Tehran, không liên quan đến các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Mỹ cực lực quan ngại sức mạnh Iran
Iran gần đây đã lên tiếng về khả năng tấn công các lợi ích của Hoa Kỳ. Ông Trump nói: Họ không thể làm những gì họ nói là họ sẽ thực hiện bởi vì nếu họ làm điều đó, họ sẽ đối với mặt một lực lượng rất mạnh mẽ".
Trump cho biết ông không sẵn sàng bồi thường cho Iran về các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, ông cho biết một ý tưởng đang thảo luận sẽ là để cho nhiều quốc gia cấp cho Iran một hạn mức tín dụng.
"Không, chúng tôi không trả tiền, chúng tôi sẽ không trả, ông Trump nói. "Tuy nhiên, họ có thể cần một số tiền để đưa họ vượt qua khó khăn. Và nếu họ cần tiền, nó sẽ được bảo đảm bằng dầu, với tôi sẽ là điều khoản an ninh tuyệt vời, và họ có rất nhiều dầu ... vì vậy chúng tôi đang thực sự nói về một hạn mức tín dụng. Nó sẽ đến từ nhiều quốc gia".
Thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc thế giới, đạt được dưới thời cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Iran kiềm chế chương trình làm giàu uranium để đổi lấy việc quốc tế dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Kể từ khi rút khỏi thỏa thuận này năm ngoái, ông Trump đã theo đuổi chính sách gây áp lực tối đa để cố gắng buộc Iran phải đàm phán quy mô rộng hơn nhằm hạn chế chương trình tên lửa đạn đạo của nước này và chấm dứt sự hỗ trợ cho các lực lượng ủy nhiệm Trung Đông.
Trong chuyến thăm ngắn vào Chủ nhật, ông Zarif đã có cuộc hội đàm với Macron và các quan chức Anh và Đức trước khi rời đi.
Mặc dù có khả năng đây chỉ là một nước cờ ngoại giao thì canh bạc của ông Macron với Zarif dường như đã phát huy tác dụng ngay lúc này, khi Trump tán thành sáng kiến về thượng đỉnh và giảm bớt lời gay gắt về Tehran.
Richard Nephew, người trong nhóm đàm phán thỏa thuận hạt nhân thời chính quyền Obama, nói rằng không có khả năng ông Rouhani sẽ gặp Trump trừ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được nới lỏng.
Nephew, hiện là một học giả tại Đại học Columbia và Viện nghiên cứu Brookings cho biết, ngay cả một bức ảnh và một cái bắt tay cũng sẽ quá khó đối với Rouhani.
Đề cập tới tuyên bố của Trump liên quan đến việc Iran có thể nhận được một khoản tín dụng, Jon Alterman, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết có vẻ như kế hoạch của Macron liên quan đến trợ giúp tài chính cho Tehran.
Nhưng liệu một cuộc họp Trump-Rouhani có diễn ra hay không có thể phụ thuộc vào việc Iran, nước đang dần phá vỡ giới hạn thỏa thuận hạt nhân, có tiếp tục vượt qua quy định của hiệp ước này vào đầu tháng 9, trừ khi được nới lỏng trừng phạt hay không, Alterman, giám đốc Chương trình Trung Đông của Trung tâm chiến lược và an ninh quốc tế cho biết.
"Đưa Iran giàu lên một lần nữa"
Trong khi Trump tái khẳng định mục tiêu của Washington là có được những nhượng bộ an ninh sâu rộng hơn từ Iran, thì nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông muốn thấy "một Iran thực sự tốt đẹp, thực sự mạnh mẽ và nói thêm rằng Washington không tìm cách thay đổi chế độ.
Tôi biết (Zarif) đang đến và tôi tôn trọng sự thật rằng ông ấy sẽ đến. Chúng tôi muốn làm cho Iran trở nên giàu có trở lại, hãy để họ giàu có, hãy để họ xây dựng tốt đẹp, nếu họ muốn, ông Trump nói.
Trong khi các đồng minh châu Âu của Trump cũng muốn có các cuộc đàm phán mới, họ tin rằng thỏa thuận hạt nhân phải được duy trì để giúp tránh nguy cơ chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông. Ông Macron đã gặp Zarif tại Paris vào thứ Sáu trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7.
Trump cho biết còn quá sớm để ông trực tiếp gặp chính ông Zarif.
Theo trang web chính thức của Tổng thống Iran, ông Rouhani đã báo hiệu sẵn sàng gặp Trump nếu điều đó giúp ích cho Iran.
"Nếu tôi biết rằng khi gặp ai đó, vấn đề của đất nước tôi sẽ được giải quyết, tôi sẽ không ngần ngại vì vấn đề cốt lõi là lợi ích quốc gia của đất nước", ông Rou Rouhani nói.
Bình luận