• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ "mạnh tay" Iran: Toàn châu Á "lâm nguy" năng lượng

Thế giới 24/04/2019 14:40

(Tổ Quốc) - Các nền kinh tế lớn nhất châu Á đang vội vã để tìm nguồn dầu mới sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không còn miễn trừ các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran.

Chính quyền Trump đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Iran vào năm ngoái nhưng ngay lập tức đã miễn trừ cho Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, cũng như Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những miễn trừ đó sẽ hết hạn vào ngày 2/5. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu của Iran lớn nhất thế giới và Ấn Độ, nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Châu Á tiêu thụ nhiều dầu hơn bất kỳ khu vực nào khác, chiếm hơn 35% nhu cầu toàn cầu.

Các ông lớn quay sang ai?

Một số bên được cấp miễn trừ năm ngoái đã tìm được nhà cung cấp thay thế. Ý, Hy Lạp và đảo Đài Loan đã không mua bất kỳ thùng Iran nào kể từ tháng 11, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trích dẫn dữ liệu từ Kpler, một công ty theo dõi các lô hàng dầu. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc vẫn đang mua dầu từ Iran.

Ấn Độ dường như đang có một kế hoạch thay thế lượng dầu từ Iran. "Sẽ có thêm nguồn cung từ các nước sản xuất dầu lớn khác", Bộ trưởng Dầu khí Dharmendra nước này Pradhan đã tweet vào thứ ba.

Mỹ mạnh tay Iran: Toàn châu Á lâm nguy năng lượng - Ảnh 1.

Thị trường dầu thế giới có thể sẽ biến động khi thiếu nguồn cung từ Iran. (Nguồn: CNN)

Một số trong số đó có thể đến từ Mỹ hoặc các đối thủ lớn của Iran trong OPEC. Chính quyền Trump hôm thứ Hai chỉ ra rằng Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE sẽ đảm bảo "thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn được cung cấp đầy đủ", tuy nhiên, không đưa ra chi tiết.

Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih nói rằng vương quốc này sẽ phối hợp với các nhà sản xuất khác "để đảm bảo có đủ dầu" và "thị trường dầu toàn cầu không bị mất cân bằng".

Điều đó có thể nói dễ hơn làm. Iran đã xuất khẩu khoảng 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng 3 và Hoa Kỳ muốn đưa số đó xuống mức không.

Iman Nasseri, giám đốc điều hành về Trung Đông tại công ty tư vấn Fact Global Energy, ước tính rằng Ả Rập Saudi và UAE có thể thay thế một triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Iran.

Hoa Kỳ cũng có thể giúp lấp đầy khoảng trống. Sản lượng của Mỹ tăng thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2018, và đang tăng hơn nữa trong năm nay.

"Tùy thuộc vào số lượng dầu Iran có thể xoay sở [bán] ra bên ngoài các khoản miễn trừ hoặc buôn lậu vào các thị trường khác, mức độ gián đoạn thị trường có thể thấp ở mức 500 triệu thùng mỗi ngày hoặc cao tới một triệu thùng mỗi ngày", ông nói.

Họ có phải tuân theo lệnh trừng phạt của Mỹ không?

Chính quyền Mỹ đã cảnh báo rằng tất cả các quốc gia tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran sẽ phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Không phải tất cả đều phản ứng tốt đẹp với sự đe dọa này.

Bắc Kinh đã chỉ trích thông báo của chính quyền Mỹ, nói rằng họ "phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương".

Các quan chức Hàn Quốc nói với CNN rằng họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ vì các nhà máy lọc dầu của nước này được xây dựng đặc biệt để xử lý dầu thô từ Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trên Twitter rằng "Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương và sự áp đặt về cách tiến hành quan hệ với các nước láng giềng."

Các quốc gia không tuân thủ yêu cầu có thể phải đối mặt với hậu quả khắc nghiệt.

"Các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ có thể đe dọa dòng chảy thương mại của họ, khả năng tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu và cuối cùng là tiền tệ và nền kinh tế của họ", ông Russ Mold, giám đốc đầu tư của AJ Bell nói.

Đầu tháng này, ngân hàng Standard Chartered đã phải trả khoản tiền phạt khổng lồ 1,1 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc rằng họ liên tục vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và các quốc gia khác. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei đã bị buộc tội tại Hoa Kỳ vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran. Họ đã không nhận tội vào tháng trước.

Thị trường dầu ra sao?

Hoa Kỳ nói rằng các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục cho đến khi Iran kết thúc "việc theo đuổi vũ khí hạt nhân".

Chiến dịch mạnh tay này đang làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung trên thị trường dầu mỏ. Các chuyến hàng dầu của Venezuela đã phải ngừng lại bởi lệnh trừng phạt của Mỹ. Còn xung đột đang làm rung chuyển Libya, một nhà sản xuất khác của OPEC.

Việc thay thế dầu thô của Iran sẽ để lại rất ít không gian cho các nhà sản xuất ứng phó với những cú sốc về nguồn cung trong tương lai.

"Vấn đề là họ sẽ cuối cùng có rất ít năng lực dự phòng còn lại cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào khác hay bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác về phía cung trên thị trường dầu mỏ", Nasseri của Fact Global Energy cho biết.

Giá dầu đã phản ứng với mối đe dọa nguồn cung thiếu thốn hơn.

Giá dầu Mỹ tăng gần 3% vào thứ Hai lên 65,70 USD / thùng. Dầu thô Brent, chuẩn mực toàn cầu, cũng tăng gần 3% vào thứ Hai và lần đầu tiên chạm mốc 74 USD kể từ đầu tháng 11 năm ngoái. Cả hai chỉ số này cũng tăng thêm vào thứ ba.

"Mặc dù có thể vẫn còn quá sớm ... để dự đoán giao dịch dầu đạt mức 100 đô la, giá dầu thô Mỹ dường như hướng tới mức 70 đô la nếu lo ngại về nguồn cung chặt chẽ trên thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn là chủ đề chính", ông Lukman Otunuga, nhà phân tích nghiên cứu tại FXTM ở London nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ