Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
Cựu Tổng thống Barack Obama trong thời gian nhiệm kỳ đã từng hứa hẹn đưa thế giới nói không với vũ khí hạt nhân. Chính quan điểm này đã được thế giới đồng thuận và vinh danh giải Nobel hòa bình vào năm 2009.
Thế giới cảnh báo về cuộc chạy đua vũ trang |
Vào năm ngoái, nhiều cảnh báo Washington đang duy trì khả năng có thể đối phó với bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào, tuy nhiên, ông Obama cũng hứa hẹn Mỹ không hề phát triển loại vũ khí nguyên tử nào.
Trong vòng 16 tháng nhậm chức, Mỹ và Nga đã liên tục đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí mới (New START) nhằm nỗ lực cắt giảm các rủi ro về chiến tranh hạt nhân.
Vào thời điểm ông Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1, 2017, Washington lại thúc đẩy chương trình quân sự hiện đại hóa liên quan đến các loại vũ khí hạt nhân.
Và Nga cùng làm như vậy vào thời điểm đó: Các loại vũ khí của Nga đã trở nên “lỗi thời” từ sau Chiến tranh lạnh và Moscow cũng bắt đầu tăng tiến chương trình hiện đại hóa dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nga tiếp tục phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa quyền lực và mới toanh cùng với hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến lược.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương chương trình hiện đại hóa quân sự. Ông Trump đã yêu cầu Bộ quốc phòng nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vào cuối năm nay.
Reuters cho biết vào tháng 2, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Trump đã có các thảo luận về vấn đề này. Tổng thống Trump đã chỉ trích Hiệp định New START và bác bỏ gợi ý của Tổng thống Nga về việc tiếp tục gia hạn Hiệp định này đến năm 2021.
“Tư duy nguy hiểm
Các cựu quan chức cấp cao chính quyền Mỹ, các nhà lập pháp và các chuyên gia kiểm soát về vũ khí hiện đang cảnh báo về chương trình hiện đại hóa vũ khí của các nước có thể mang đến nhiều nguy hiểm.
“Ý tưởng chúng ta có thể chế ngự về xung đột hạt nhân thật sự là một suy nghĩ nguy hiểm”, ông Kingston Reif, giám đốc chính sách giải trừ và giảm thiểu vũ khí Hiệp hội kiểm soát vũ khí cho biết.
William Perry, một nhà lãnh đạo trong Hiệp hội này cho biết, các câu hỏi Q&A gần đây trên YouTube về nguy cơ xung đột hạt nhân ngày nay đang trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với Chiến tranh thế Lạnh.
Nói trên Reuters, ông Perry cho biết, cả Mỹ và Nga đều liên tục cập nhật kho vũ khí hạt nhân của mình nhằm phát triển và tăng cường các loại vũ khí hatjnhaan. Mỹ liên tục tăng cường hiện đại hóa kho vũ khí bí mật. Điều này diễn ra mà chưa hề có bất kỳ thảo luận chung của quốc tế”, ông Perry nói thêm.
Vì vậy, đây là điều đáng lo ngại. Vào tháng 10, chiến dịch quốc tế thúc đẩy loại bỏ vũ khí hạt nhân của liên minh các tổ chức phi chính phủ toàn cầu chống vũ khí hạt nhân đã được tôn vinh với giải Nobel Hòa bình 2017. Điều này cũng giống như một phần cảnh báo của thế giới. Mỹ, Nga và các cường quốc hạt nhân khác dường như đang lờ đi các thỏa thuận hiệp ước, ông Perry gợi ý.
Các chương trình hiện đại hóa của Mỹ cũng nhận được nhiều đồng thuận cùng với đó là cả sự ủng hộ của Tổng thống Trump. Số lượng người ủng hộ cho rằng, Mỹ đang có quá nhiều vũ khí cũ và cần phải phát triển các loại vũ khí mới.
Một số cho rằng việc theo đuổi các chương trình vũ khí có thể loại bỏ và giảm đi cơ hội xảy ra chiến tranh.
Bà Cherry Murray đã từng là một quan chức cấp cao của Bộ năng lượng Mỹ cho biêt, Mỹ đã từng thiệt hại nặng nề về kho vũ khí hạt nhân khi Hiệp định New START có hiệu lực.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, bà Murray cho biết, Mỹ có quá nhiều tên lửa. Tuy nhiên, nếu không kích hoạt có thể sẽ phải loại bỏ nó.
Khi được hỏi Tổng thống Trump về chương trình hiện đại hóa, người phát ngôn Nhà Trắng cho biết, mục tiêu của Tổng thống nhằm kiện toàn chương trình hạt nhân: hiện đại, mạnh mẽ, linh hoạt, khả năng chống chọi và sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa của thế kỷ 21 và là cam kết bảo vệ các đồng minh.
(Theo reuters)