• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ - Nga và Trung Quốc: Câu chuyện “tay ba bối rối”

Thế giới 30/04/2017 13:30

(Tổ Quốc) -Hai vấn đề nóng bỏng toàn cầu hiện tại là Syria và Triều Tiên đang gây ra nhiều nhức nhối, bất đồng và nghi ngờ lẫn nhau giữa Mỹ-Nga-Trung gần đây.

Theo các nhà quan sát, cả Mỹ-Nga và Trung Quốc dường như đang thất bại trong việc ngăn cản khủng hoảng và quản lý khủng hoảng toàn cầu.

Thúc đẩy sức mạnh toàn cầu

Sau chính thức 100 ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đang chỉ ra thất bại trong năng lực quản lý, các nhà quan sát nhận định.

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: ABC

Theo khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ lớn mạnh trở lại” trước đó thì hiện tại, ông Trump dường như đang khiến cho mọi người thấy rằng nước Mỹ đang mất đi khả năng kiểm soát tình hình thế giới.

Các vấn đề thương mại-tài chính, ngoại giao và hàng loạt các mâu thuẫn luôn thường trực. Cho đến hiện tại, Mỹ đang đối mặt với hai trung tâm quyền lực là Nga và Trung Quốc.

Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, Nga tỏ ra tái hiện sức ảnh hưởng của một siêu cường sau nhiều năm Liên bang Xô-Viết sụp đổ. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh phục hồi kinh tế và vươn lên trở thành một siêu cường lớn mạnh hiện trong 3 thập kỷ qua. Hiện tại, Trung Quốc đang khẳng định sức mạnh kinh tế cùng với tính ảnh hưởng chính trị toàn cầu.

Trung Quốc đã khẳng định một siêu cường trong suốt nhiệm kỳ của các cựu Tổng thống Bush và Obama.

Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức, ông Trump đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ làm cho nước Mỹ lớn mạnh trở lại”.

Tuy nhiên điều này đang gặp nhiều quan ngại.

Ông Trump đang đối mặt với thách thức leo thang trong các vấn đề trong nước và quốc tế.

Trên trường quốc tế, ông Trump đã phô diễn sức mạnh quân sự lớn mạnh và khẳng định “không có đối thủ”. Ngay sau khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo ISIS tại Syria, Iraq và nhiều nơi trên thế giới.

“Dấu lặng về Nga”

Đối với nước Nga, ông Trump đã tỏ ra nhiều mâu thuẫn trong quan hệ với Moscow sau nhiều cáo buộc liên quan giữa Nga và bầu cử Mỹ. Mặc dù luôn nhấn mạnh đến quan hệ tốt đẹp giữa hai bên nhưng mối quan hệ giữa ông Trump và Nga liên tục có dầu hiệu đi xuống.

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: ABC

Trong một vài trường hợp, ông Trump liên tục tạo sức ép lên đội ngũ an ninh cấp cao trong vấn đề Nga. Hầu như chắc chắn, ông Trump đã thất bại trong tương tác với Nga sau khi các hành động “chọc tức” ông Putin về vấn đề Syria.

Theo các nhà quan sát, kết quả đã rõ ràng.

Qua các tín hiệu của ông Trump, các quan hệ Mỹ với Nga đã đi xuống. Không ngạc nhiên khi ông Trump đảo lộn vị trí hiện tại của Mỹ tại NATO và các phát ngôn cho rằng “tổ chức này đã lỗi thời”.

Về phần mình, Nga vẫn hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Assad tại Syria.Rạn nứt leo thang khi Mỹ lên án chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad về cuộc tấn công vũ khí hóa học trước Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Và hiện tại thì Nga cũng “hờ hững” và không ủng hộ việc lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây nhất tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Căng thẳng Trung Quốc

Trong suốt chiến dịch bầu cử, ông Trump đã tỏ ra “nghi ngờ” các chính sách tiền tệ và đe dọa sẽ có biện pháp mạnh về các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Trước và sau bầu cử, ông Trump đã có kết nối với lãnh đạo Đài Loan và thách thức sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên, điều này đã có thay đổi.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Mỹ nhằm tìm kiếm điểm chung và giải hòa các vấn đề “hoài nghi” giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hai bên đã có nhiều trao đổi trong cuộc gặp và nhấn mạnh “hợp tác song phương”.

Vấn đề Triều Tiên cũng được nhắc đến trong cuộc gặp hai bên.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kinh tế gia tăng hay thách thức về các hành động quân sự của Mỹ vẫn không làm suy giảm tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, các nhà quan sát cho biết.

Mỹ cần hậu thuẫn của Trung Quốc để kiềm chế vấn đề leo thang của Triều Tiên. Phản ứng của Bắc Kinh cũng có thay đổi khi gia tăng sức ép vào Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mối quan hệ này vẫn chưa thể phỏng đoán hết được.

Cho dù cả Trung Quốc và Mỹ đều thúc đẩy quan hệ hợp tác chung nhưng chính quyền Trump cũng không thể thao túng các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông hay sự hiện diện quan sự tại khu vực.

Tương lai về đâu?

Hàng tháng nay mâu thuẫn giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì.

Việc gia tăng sức mạnh và thách thức quân sự vẫn không giải quyết được các vấn đề Trung Đông và Đông Á.

Dự án tăng cường sức mạnh quân sự hay hiện đại hóa sức mạnh hạt nhân đang tạo ra sự bất ổn khu vực và thế giới đồng thời gia tăng mức độ rủi ro xung đột của ba siêu cường thế giới.

Cả Mỹ và Nga có thể nắm giữ khoảng 14000 vũ khí hạt nhân, chiếm khoảng 95% kho dự trữ toàn cầu.

Việc gia tăng sức mạnh quân sự và không ngừng cải tiến công nghệ dường như là tín hiệu của việc bất tin và nghi ngờ lẫn nhau giữa các siêu cường.

Theo các nhà quan sát, cho dù là theo đuổi chính sách “nước Nga trên hết” hay “nước Mỹ trên hết” thì điều này đều mang đến “nhiều tổn thương” cho nhau và cả thế giới.

 (Theo ABC)

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ