• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ: Nóng bỏng “vũ khí mới” trước Nga, Iran và cả các đồng minh

Thế giới 23/07/2017 14:18

(Tổ Quốc) - Vũ khí mới của Mỹ có hai tác dụng: thị uy sức mạnh trước các đồng minh, và đối phó với kẻ thù.

Kênh tin tức Press TV của Iran nhận định, nước Mỹ đang sử dụng năng lượng như một vũ khí phục vụ cho các mục tiêu toàn cầu của mình.

Hôm thứ Năm (20/7), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua một chiến lược chính sách quốc gia, trong đó nhìn nhận, Washington muốn nắm quyền kiểm soát các đại dương trên thế giới. Chiến lược này chỉ ra các khu vực xung đột tiềm tàng, trong đó bao gồm cả Bắc cực – nơi Mỹ và các nước đồng minh đang tranh đấu “để đạt được một uy quyền đáng sợ hãi.”

Cuộc chạy đua mang tính địa chính trị hướng tới các nguồn tài nguyên tại Bắc cực từ lâu đã không còn xa lạ trên chính trường thế giới, với năm thành phố chủ chốt là Nga, Mỹ, Canada, Na uy và Đan Mạch, cùng chia sẻ những lợi ích về dầu mỏ và khí gas tại khu vực này.

Chiến dịch vạch ra đến tận năm 2030 của ông Putin, coi Bắc cực và vùng cực bắc giàu tài nguyên của thế giới là một khu vực ưu tiên phát triển cho nước Nga – ngay trước mắt bốn nước còn lại, tất cả đều nằm trong mối quan hệ liên minh với Mỹ.

Văn kiện trên cũng tuyên bố Mỹ và các đồng minh đang cố gắng “giới hạn sự tiếp cận của Nga đối với các nguồn tài nguyên biển cũng như các kênh liên lạc vận tải biển thiết yếu.”

“Công cụ tuyệt vời” có thể khiến kẻ thù gục ngã

Đây không phải là một phát biểu vô căn cứ. Nhà phân tích quân sự Mỹ James “Spider” Marks, người từng điều hành nhiều công ty kinh doanh kể từ sau khi nghỉ hưu, nói về kế hoạch của Mỹ, bao gồm cả việc đối đầu Nga lẫn các đồng minh.

“Nếu Mỹ muốn chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Nga, Iran, Trung Quốc và các quốc gia thù địch khác, Mỹ cần phải tìm những biện pháp hoà bình để đạt được các lợi ích của mình, trong khi làm suy yếu những lợi ích của các nước trên,” Marks viết trên một trang web.

Ông chỉ ra, khí gas tự nhiên là “một công cụ tuyệt vời cho mục đích trên.” Nga hiện đang là nhà sản xuất loại nhiên liệu này lớn thứ 2 trên thế giới, sau đó là Iran và Trung Quốc đứng thứ 6.

Nhà phân tích quân sự Mỹ James “Spider” Marks (ảnh: Reuters)

Nhu cầu của thế giới đang tăng do nhiều ý kiến cho rằng khí gas tự nhiên sẽ là loại nhiên liệu chính trong hai thập kỷ tới. Lượng tiêu thụ khí gas tự nhiên dự kiến sẽ đạt được 4.000 tỷ mét khối vào năm 2022. Trong đó, Trung Quốc sẽ chiếm đến 40% mức tăng trưởng này.

Cách mạng “đá phiến dầu”

Những bước tiến của Mỹ trong thăm dò trực tiếp và công nghệ đã khiến nước này trở thành nhà sản xuất khí gas số 1 trên thế giới. Mỹ có khả năng trở thành một cường quốc năng lượng toàn cầu trong tương lai gần. Việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris hồi đầu tháng cũng đã tạo thêm động lực cho các hoạt động khai thác nhiên liệu tại Mỹ. Cục Năng lượng Mỹ cho biết, sản lượng đá phiến dầu của Mỹ sẽ tăng trưởng tám tháng liên tiếp vào tháng Tám tới đây.

“Đầu tiên, do chúng ta sản xuất được nhiều gas hơn, chúng ta giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ nước ngài. Thứ hai, do sản lượng tăng, chúng ta có thể đạt được các lợi ích nước ngoài thông qua xuất khẩu,” Marks phân tích. “Điều này cho phép Mỹ có được sự linh hoạt toàn cầu chưa từng có tiền lệ, có thể tham gia chính trường quốc tế vào thời điểm và đưa ra lựa chọn, theo mong muốn của mình.”

Thị uy sức mạnh trước các đồng minh

Mark đưa ra những khu vực mục tiêu mà Washington có thể sử dụng nguồn khí gas tự nhiên như một vũ khí hai mặt: thi triển sức mạnh trước các đồng minh, và đối phó với kẻ thù. Ông nhắc đến ba quốc gia Trung Đông – Iran, Qatar và Arab Saudi, hiện đang nắm giữ 40% trữ lượng gas tự nhiên của thế giới, và Iran, theo dự kiến sẽ có sự tăng trưởng lớn nhất về sản lượng vào năm 2040.

“Cho dù Mỹ không thể trở thành một nhà xuất khẩu đến các thị trường này, nó có thể đưa khí gas của mình ra thị trường thế giới, giữ cho giá giảm và thu hẹp sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Đông.”

Theo tổ Tổ chức năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ có thể sẽ vượt qua Qatar và Australia, trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất vào năm 2022 với hơn một nửa khí gas tự nhiên sản xuất được chuyển hoá thành khí gas hoá lỏng (LNG) cho xuất khẩu.

Năm nay, số lượng các quốc gia tiêu thụ LNG dự kiến sẽ tăng lên con số 39. Điều này theo Marks, sẽ có 39 quốc gia mà Mỹ có thể xem xét gây dựng hoặc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng.

(Theo Press TV)

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ