• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ trừng phạt các công ty để gây sức ép với Triều Tiên

Thế giới 11/09/2017 08:58

(Tổ Quốc) - Mối liên kết không ngờ tới giữa Chính phủ Mỹ và một công ty Trung Quốc góp phần giúp Mỹ tăng sức ép lên Triều Tiên.  

Hãng tin Bloomberg cho biết, dựa trên các thông tin thu được từ cuộc điều tra tập đoàn sản xuất điện thoại ZTE Corp., chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch thu giữ tài sản của các công ty Trung Quốc, được cho là có thực hiện hoạt động rửa tiền cho Triều Tiên.

Đây sẽ lần thu giữ thứ ba của chính quyền Trump và diễn ra vào đúng thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lên cao, sau một loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Theo một số nguồn tin, trong một vài tuần tới, Mỹ có thể sẽ bổ sung thêm một số công ty vào danh sách các cơ sở của Trung Quốc chịu lệnh trừng phạt.

Sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H có độ công phá lớn hơn nhiều lần quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki năm 1945, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa dừng mọi quan hệ thương mại với bất kỳ đất nước nào có quan hệ kinh tế với chính quyền Kim Jong-un. Mỹ cũng công bố một dự thảo nghị quyết trong đó bao gồm các lệnh hạn chế thương mại mới lên Triều Tiên.

Bloomberg dẫn lời một số nhân vật giấu tên cho biết, tập đoàn ZTE đã trở thành nguồn bằng chứng chủ chốt về việc Triều Tiên có thể đã lợi dụng thành công hệ thống tài chính của Mỹ để rửa tiền. Các cuộc điều tra liên bang đã được tiến hành nhằm tìm ra các liên kết tới các công ty mà Triều Tiên từng sử dụng, để thâm nhập vào hệ thống ngân hàng của Mỹ.  

Văn phòng Chưởng lý Washington đã tìm cách thu giữ hàng triệu USD từ các tài khoản ngân hàng Mỹ của hai công ty Trung Quốc, dựa trên các thông tin thu thập từ ZTE. Trong vài tuần tới, ít nhất sẽ có hai công ty Trung Quốc khác nhận được lệnh thu giữ - một kết quả nữa của việc hợp tác với ZTE.

Hiện chưa có bất kỳ bình luận chính thức nào từ đại diện của Tổng chưởng lý Washington, Bộ Tài chính Mỹ hay ZTE.

Liên minh tưởng như không thể xảy ra

Quá trình điều tra của Mỹ vẫn đang được tiếp diễn trong khi chính quyền Tổng thống Trump không ngừng gia tăng áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng. Ông Trump cũng ưu tiên việc gây sức ép, khiến Trung Quốc – đối tác kinh tế lớn nhất của Bình Nhưỡng, phải “làm nhiều hơn nữa” nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.

Mối “liên minh” khó có thể xảy ra giữa ZTE và chính quyền Mỹ được hình thành sau khi tập đoàn này bị Bộ Thương mại và Bộ Tư pháp Mỹ “chiếu tướng” vì đã bí mật làm ăn với Iran.

Tập đoàn sản xuất điện thoại Trung Quốc giúp chính phủ Mỹ "bóc phốt" nhiều công ty vỏ bọc của Triều Tiên?

Tháng 3/2016, Bộ Thương mại Mỹ đã chặn xuất khẩu hàng của Mỹ qua ZTE trước những cáo buộc rằng, tập đoàn này bán lại hàng hóa sang Iran. Tuy nhiên, lệnh cấm này sau đó đã được dỡ bỏ nhiều lần sau những cuộc thương lượng giữa hai bên.

Theo các công tố viên Mỹ, nhà sản xuất điện thoại đã cho phép kiểm toán viên độc lập kiểm tra hệ thống quản lý hợp đồng và hồ sơ kinh doanh của mình. Quá trình này giúp tìm ra, có ít nhất 4 công ty Trung Quốc đã được sử dụng như các bên trung gian cho hoạt động kinh doanh của ZTE với Công ty bưu điện và truyền thông Triều Tiên - một công ty Nhà nước của Triều Tiên.

Những điều khoản thỏa thuận trong vụ Iran yêu cầu ZTE phải hoàn toàn hợp tác với chính quyền Mỹ trong các vụ án khác. Những thông tin từ hồ sơ kinh doanh của ZTE đã giúp nhận dạng và khoanh vùng các công ty phù hợp với chiến dịch trấn áp các công ty làm ăn với Triều Tiên, của Mỹ.  

Ngày 14/6 vừa qua, các công tố viên Mỹ đã lập hồ sơ vụ án tìm kiếm khoản tiền 1,9 triệu USD trong 6 tài khoản ngân hàng Mỹ dưới tên Công ty TNHH Mingzheng của Trung Quốc. Công ty này bị cáo buộc là vỏ ngoài cho một chi nhánh Trung Quốc của công ty nhà nước Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Triều Tiên.

Ngày 22/8, các quỹ trị giá 4 triệu USD của công ty Trung Quốc Dandong Chengtai và một mạng lưới các công ty do tập đoàn quốc gia Trung Quốc có quan hệ mật thiết với quân đội Triều Tiên, Chi Yupeng - cũng đã phải đối mặt với lệnh khởi tố từ các công tố viên tại Washington. Cùng ngày, Bộ Ngân khố Mỹ đã đưa Dandong Chengtai và một số đối tác của nó, cũng như Mingzheng vào danh sách trừng phạt.  

Xuất khẩu than để “nuôi” vũ khí hạt nhân

Theo hồ sơ từ tòa án, khoản tiền 4 triệu USD là tiền hoa hồng từ việc Triều Tiên bán than cho Dandong. Số tiền này được chuyển khoản đến một công ty khác là Maison Trading Limited, thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng Mỹ.

Việc buôn bán than đem về doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho Triều Tiên, với Trung Quốc là bên mua chủ lực. Dandong Chengtai là một trong ba công ty đã tiến hành mua số than lên tới hơn một nửa tỷ USD từ Triều Tiên trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2016.  

Các công tố viên cho biết: Dandong Chengtai bị “buộc tội sử dụng ngoại hối nhận từ những người mua cuối cùng của [các hợp đồng bán than] Triều Tiên, để mua một số thứ khác cho Triều Tiên, bao gồm cả các bộ phận [vũ khí] hạt nhân và tên lửa.”

(Theo Bloomberg)



MInh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ