• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ - Ukraine sát cánh: Quyết chặn đứng con đường năng lượng Nga – châu Âu

Thế giới 17/11/2018 15:34

(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 16/1 đã cam kết với Ukraine sẽ phản đối dự án đường ống Nord Stream 2.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 16/1 đã cam kết với Ukraine sẽ phản đối dự án đường ống Nord Stream 2 đã được lên kế hoạch để đưa khí đốt từ Nga tới Đức, nói rằng dự án này đã làm suy yếu an ninh châu Âu.

Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin ở Washington, ông Pompeo cho biết, Ukraine "không có người bạn nào lớn hơn nước Mỹ" trong việc đối phó sự gia tăng hiện diện của Nga.

Ông Pompeo nói với các phóng viên khi ông đứng cạnh Klimkin rằng, Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để ngăn chặn dự án Nord Stream II – điều đang làm suy yếu an ninh kinh tế và chiến lược của Ukraine và gia tăng nguy cơ xâm phạm chủ quyền của các quốc gia châu Âu khi khiến phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Mỹ - Ukraine sát cánh: Quyết chặn đứng con đường năng lượng Nga – châu Âu - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Nguồn: Yahoo News/AFP)

Dự án Nord Stream 2, cũng đã bị Ba Lan chỉ trích, nhắm tới việc tăng gấp đôi công suất của tuyến ống Nord Stream I hiện tại vào cuối năm 2019, đồng thời, cho phép Nga bỏ qua Ukraine, tuyến đường ống dẫn khí truyền thống lâu nay, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc đưa khí đốt tới châu Âu.

Đức, với sự ủng hộ từ Pháp và Áo, đã cùng tham gia dự án Nord Stream 2 do Gazprom của Nga dẫn đầu như một cách để đảm bảo năng lượng ổn định và chi phí thấp hơn.

Trước đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ do cố Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đã thông qua một đạo luật mở đường cho các biện pháp trừng phạt đối với các nhà đầu tư trong đường ống, mặc dù quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay Tổng thống Donald Trump.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã gửi đi các tín hiệu trái chiều, chỉ trích Đức đang trở nên "hoàn toàn phụ thuộc" vào Moscow về năng lượng trong khi đang cho thấy việc muốn cải thiện quan hệ với Tổng thống Vladimir Putin.

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng Bảy ở Helsinki, ông Trump đã dấy lên nhiều tiếng nói phản đối khi ông dường như chấp nhận việc ông Putin bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và trước cuộc họp, ông cũng dường như cởi mở với việc công nhận Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

Ông Pompeo sau đó đã nhắc lại lập trường của Mỹ phản đối việc sáp nhập Crimea, "Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận việc sáp nhập Crimea của Nga."

"Chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt trừng phạt cho đến khi Moscow thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk và trả quyền kiểm soát Crimea cho Ukraine", ông nói, một tuần sau khi Mỹ thực thi trừng phạt đối với các công dân Nga về các giao dịch kinh doanh trên bán đảo Crimea.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ