• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Năm 2020: Tương quan Triều Tiên trong đối sách với thế giới

Thế giới 31/12/2020 17:00

(Tổ Quốc) - Thế giới trong năm 2020 đối mặt với nhiều thách thức dịch bệnh và Triều Tiên cũng không ngoại lệ.

Giai đoạn chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden và quá trình bắt đầu lộ trình mới với vai trò lãnh đạo nước Mỹ của ông sẽ bắt đầu vào 20/1. Triều Tiên ắt hẳn sẽ không bỏ qua các thông tin về sự thay đổi của nước Mỹ khi ông Biden chính thức vào Nhà Trắng.

Năm 2020: Tương quan Triều Tiên trong đối sách với thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP / STR / KCNA VIA KNS

Chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc – ông Kim Byung-yeon cho rằng, kinh tế Triều Tiên khả năng giảm 10% trong năm nay – mức giảm tương tự so với năm 2017. Nền kinh tế chỉ huy dường như bị ảnh hưởng do dịch bệnh kéo dài, đóng cửa biên giới với Trung Quốc và thảm họa thiên tai.

Ông Kim Byung-yeon cho rằng tình hình suy thoái kinh tế của Triều Tiên tồi tệ hơn so với những năm 1990 mà nước này từng phải đối mặt. Sau khi Tổng thống Trump rời Nhà Trắng, các hi vọng của Triều Tiên về việc thoát khỏi khủng hoảng từ các trừng phạt của Mỹ và việc công nhận một quốc gia vũ khí hạt nhân có thể sẽ không thành.

"Đây có thể là khoảng thời gian khó khăn với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un", cựu phân tích của Cơ quan tình báo Trung ương Bill Brown nhấn mạnh.

Giới quan sát đang nhìn nhận khả năng dưới thời chính quyền ông Biden, Triều Triên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa tầm xa, vũ khí đầu đạn hạt nhân hay có thể là cuộc gặp gỡ nối lại các đàm phán nhằm cứu trợ kinh tế nước này.

Theo tờ Asia Times, cho dù là kịch bản nào thì đó cũng chỉ là dự đoán đối với bất kỳ chính quyền mới của Mỹ từ trước đến hiện tại. Hầu hết các chuyên gia hàng đầu đều nhận định mọi kịch bản đưa ra đều chứa đựng các rủi ro phía trước.

"Lựa chọn quân sự không hề dễ dàng", chuyên gia Hàn Quốc tại Đại học quốc gia Seoul nhận định.

"Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể thành công trong việc gây chú ý đối với chính quyền ông Biden và đưa Triều Tiên vào danh sách ưu tiên trong chính sách đối ngoại", ông Kim Byung-yeon nói thêm. "Tuy nhiên, hậu quả sẽ bao gồm các trừng phạt mạnh mẽ hơn. Điều này có thể làm suy yếu quan hệ của Triều Tiên với Trung Quốc và làm giảm đi hỗ trợ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng."

Suy thoái kinh tế thị trường

Theo tờ báo, tín hiệu áp lực rõ nhất trong chính quyền Triều Tiên là những bước đi mới gần đây khôi phục quyền kiểm soát của chính quyền nước này đối với nền kinh tế thị trường và động thái kiềm chế các tầng lớp kinh doanh mới nổi. Các nỗ lực của chính phủ Triều Tiên khiến tầng lớp này từ bỏ ngoại tệ khó kiếm để mua trái phiếu do nhà nước phát hành bằng đồng tiên Triều Tiên đã thất bại vào hồi tháng Chín.

Cựu phân tích của CIA – ông Brown cho rằng, doanh nghiệp nhà nước hạn chế khả năng cung cấp hàng hóa không có nghĩa là thị trường ngừng hoạt động . Sự chuyển động tổng thể vẫn tiếp tục hướng tới tự do hóa thị trường.

Đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều mối họa kinh tế cho thế giới và cả Triều Tiên. Hầu hết các chuyên gia đều bác bỏ các tuyên bố về việc không có bất kỳ ca nhiễm nào ở Triều Tiên. Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng vào đầu năm nay khiến biên giới Triều Tiên gần như đóng cửa hoàn toàn và hàng tiêu dùng cũng trong tình trạng khan hiếm. Ngay cả giới thượng lưu Triều Tiên cũng phải chịu chung kịch bản này.

"Tâm lý đóng cửa của Bình Nhưỡng trong dịch bệnh đang quá đà và đã gây bất lợi cho kinh tế thị trường của nước này trong thời gian qua", ông Brown khẳng định.

Yêu tố Trung Quốc

Triều Tiên liên tục là đồng minh thân thiết với Trung Quốc trong nhiều năm qua. Theo thống kê của Trung Quốc, thương mại nước này với Triều Tiên đã giảm gần xuống bằng 0 trong năm nay nhưng các báo cáo trên phương tiện truyền thông Nhật Bản và của Mỹ lại cho rằng dòng chảy đáng kể các thực phẩm, phân bón và tài nguyên năng lượng của Trung Quốc vẫn tăng mạnh, và dự đoán các mặt hàng xuất khẩu không chính thức của Triều Tiên như than và khoảng sản vẫn tăng.

Tuy nhiên, các hạn chế giao thương nhất định giữa Trung - Triều là điều không tránh khỏi trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Cho dù Trung Quốc là đòn bẩy giúp Bình Nhưỡng hồi phục kinh tế nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục quá trình thử nghiệm tên lửa tầm xa mới và các thiết bị quân sự hiện đại hóa khác trong cuộc duyệt binh lớn vào tháng 10. Điều đó cho thấy Bình Nhưỡng vẫn kiên định duy trì sức mạnh quân sự sẵn có trong thời gian dài.

Lựa chọn của Hàn Quốc

Kể từ khi Tổng thống Moon Jae-in lên nắm chính quyền vào năm 2017, Triều Tiên và Hàn Quốc đã có một số cuộc gặp gỡ và đàm phán tương tác. Hai bên cũng gắn kết các dự án kinh tế lớn trong thời gian qua. Sau mối quan hệ nồng ấm ban đầu, Triều Tiên lại tiếp tục từ chối lời đề nghị của Hàn Quốc vào tháng Sáu và sau đó căng thẳng hai bên lại tiếp tục.

Bình Nhưỡng cũng từng khẳng định trên truyền thông các thất vọng trước việc Seoul tiếp tục cam kết tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc với Triều Tiên.

Trong chính sách của Mỹ với Triều Tiên, chính quyền ông Biden ắt hẳn cũng đang định lượng cho các kế hoạch sắp tới với Bình Nhưỡng.

"Tôi không thấy sự cấp bách trong ngắn hạn để tái đàm phán với Triều Tiên. Điều đó không có nghĩa là Washington xa lánh họ nhưng các ưu tiên trước mắt vẫn là mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và các vấn đề Trung Quốc", chuyên gia Pollack của Viện Brookings cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ