(Tổ Quốc) - Nhiều lời chỉ trích về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương được ông Trump đưa ra không phải là mới - ngay cả khi giả định rằng chúng phù hợp với hình ảnh bản thân của ông.
Bình mới rượu cũ
Các tổng thống Hoa Kỳ từ cả hai đảng từ lâu đã kêu gọi châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quân đội - và nhiều người châu Âu thừa nhận cần phải làm như vậy, chỉ có sáu quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ đạt được 2% mục tiêu GDP vào năm ngoái.
Không [chỉ] có ông Trump, Dan Fried, trước đây là một quan chức hàng đầu trong chính quyền của Bill Clinton và George W Bush cho biết. Đây là lập trường của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ.
Năm 2011, Robert Gates, bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Obama, đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc trong một bài phát biểu tại Brussels đối với những người đang hưởng thụ lợi ích về tư cách thành viên Nato. . . nhưng không muốn chia sẻ rủi ro và chi phí. Ông đã chỉ trích các quốc gia "dường như sẵn sàng và háo hức để người nộp thuế ở Mỹ gánh vác gánh nặng an ninh ngày càng tăng do việc giảm ngân sách quốc phòng châu Âu. Chi tiêu quân sự của châu Âu đã bắt đầu tăng lên trước khi ông Trump đến Nhà Trắng vào tháng 1 năm 2017, một phần vì áp lực của Mỹ và cũng do cú sốc sáp nhập Crimea 2014 của Nga.
Cuộc họp Ngoại trưởng NATO đầu tiên năm 1949. (Nguồn: FT)
Hoa Kỳ từ lâu cũng đã nghi ngờ các kế hoạch của EU nhằm khuyến khích hợp tác quân sự lớn hơn. Mặc dù Mỹ đã kêu gọi châu Âu chi nhiều hơn cho quốc phòng, nhưng họ lại không hài lòng với ý tưởng các quốc gia này có thể phát triển lực lượng vũ trang bên ngoài Nato và trở nên quá độc lập. Nhiều tháng trước lễ kỷ niệm 50 năm liên minh vào năm 1999, Madeleine Albright, Ngoại trưởng của chính quyền Clinton, đã nói về điều gọi là "3Ds" - những lằn ranh mà người châu Âu nên tránh – không thu hẹp NATO, không phân biệt đối xử và không nhân bản.
Một lần nữa, sự thẳng thừng của ông Trump - cũng như sự vận động mạnh mẽ của ông đối với lợi ích kinh doanh của Mỹ - chỉ khiến cho một cuộc tranh luận lâu nay của Washington trở nên gay gắt hơn. Cuối năm ngoái, ông đã chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì một lời đề nghị rằng EU nên phát triển quân đội của riêng mình. Gordon Sondland, đại sứ Washington tại EU, hồi tháng trước đã cảnh báo khối rằng họ có nguy cơ bị Mỹ trả đũa nếu thúc đẩy các kế hoạch nhằm hạn chế các công ty Mỹ tham gia vào các dự án quân sự ở lục địa này.
Heather Conley, một cựu quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng, Hoa Kỳ đang bị mắc kẹt trong một môi trường cũ khi nói đến sức mạnh quân sự của châu Âu. Chúng tôi nói với [các nước châu Âu] chúng tôi muốn họ chi tiêu nhiều hơn, nhưng chúng tôi muốn họ mua thiết bị của Hoa Kỳ, bà nói thêm, lưu ý rằng, việc châu Âu dành nhiều tiền hơn cho quốc phòng chắc chắn sẽ có nghĩa là họ sẽ cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Sức mạnh mới của Trung, Nga
Điều mà ông Trump đã đi xa hơn nhiều so với những người tiền nhiệm là nghi ngại rằng an ninh châu Âu là điều có đáng để chi trả hay không. Các tổng thống trước đây nghĩ rằng [Hoa Kỳ] đã được hưởng lợi từ một châu Âu ổn định và an toàn và nếu điều đó khiến chúng ta phải trả giá thì cũng đáng, ngay cả khi chúng ta có một chút cằn nhằn rằng người châu Âu không trả đủ tiền, ông Philip Gordon - một quan chức cấp cao trong chính quyền Obama nói. "Còn quan điểm của ông Trump là những người giàu đang lừa chúng ta về thương mại và được hưởng lợi từ sự hào phóng của chúng ta về quốc phòng và điều đó phải dừng lại".
Nhà Trắng cũng đang gây áp lực lên các nước châu Âu để có một đường lối quyết đoán hơn đối với Trung Quốc. Washington đã giúp thúc đẩy đưa vấn đề Trung Quốc vào chương trình nghị sự của NATO: Ông Stoltenberg tuyên bố hồi tháng 2 rằng Trung Quốc đang trở thành một vấn đề quan trọng hơn đối với an ninh của các đồng minh phương Tây vì lượng chi tiêu cho các hoạt động quân sự và hoạt động mạng và sự tham gia của họ vào các khu vực như Bắc Cực và Châu Phi. Nhưng các nhà ngoại giao châu Âu nói rằng những nỗ lực để có hành động xuyên Đại Tây Dương đối với Bắc Kinh rất phức tạp khi châu Âu không thực hiện sức ép từ Washington để cấm Huawei- một ông lớn công nghệ Trung Quốc trong việc tham gia vào các dự án xây dựng mạng lưới thông tin di động 5G mới.
Những đổ vỡ trong đối thoại giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu kể từ khi ông Trump lên nắm quyền cũng tạo ra những khó khăn hơn nữa. Khi Tổng thống Trump năm ngoái báo hiệu Mỹ có kế hoạch rút khỏi hiệp ước cấm tên lửa hạt nhân tầm trung với Nga, ông đã viện dẫn sự vi phạm từ Moscow - trước đó đã bị chính quyền Obama cáo buộc và được các nước châu Âu chấp nhận (mặc dù bị Moscow bác bỏ).
Nhưng sự bất ngờ của thông báo trên đã dấy lên những cảnh báo và lo ngại đầy báo động từ EU về nguy cơ của một cuộc đua vũ trang mới. Washington vội vàng phái các quan chức kiểm soát vũ khí cấp cao đến các thủ đô châu Âu để đưa ra lời trấn an, bao gồm cả việc họ sẽ tham khảo ý kiến chặt chẽ với các đồng minh trong các bước tiếp theo.
Những người châu Âu lạc quan hơn cũng chỉ ra những nỗ lực ít công khai có lợi cho sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Washington đã mở rộng Sáng kiến Răn đe Châu Âu để tài trợ cho các cuộc tập trận, quan hệ đối tác và triển khai lực lượng của Mỹ. Các dự án châu Âu cũng đang được tiến hành để phát triển các khả năng từ xe bọc thép đến tên lửa; Các nhà ngoại giao cho biết các quốc gia có hải quân lớn hơn có thể đáp ứng sự tập trung của Mỹ vào Trung Quốc bằng cách cung cấp các tàu cho các cuộc tập trận tự do chung.
Thay vì những tuyên bố bất ngờ từ ông Trump, các nhà phân tích cho rằng rủi ro lớn hơn đối với liên minh là tình trạng sa sút dần dần trước những tín hiệu không chắc chắn về cam kết thực sự của Washington. Sự căng thẳng hiện tại là lâu dài bởi vì nó có tính cấu trúc, ông Claudia Major, một nhà phân tích quốc phòng tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức cho biết. "Ông Trump đặc biệt cứng rắn - nhưng nhiều ý tưởng chúng tôi thấy có vấn đề ở châu Âu thấy đã tồn tại từ lâu".