(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên Nga bị tuột khỏi danh sách top 5 quốc gia chi tiêu mạnh cho quốc phòng kể từ năm 2006.
Báo cáo mới từ Viện nghiên cứu times ình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, lần đầu tiên Nga đã rơi ra khỏi top 5 quốc gia chi tiêu mạng cho quốc phòng kể từ năm 2006 sau khi giảm chi tiêu ở mức 3.5% từ năm 2017 đến năm 2018.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: the Moscowtimes
Nga đã tăng cường gia tăng quân sự ở nước ngoài trong những năm gần đây sau khi sắp nhập Crimea vào năm 2014 và tăng cường hỗ trợ Syria trong nội chiến. Tuy nhiên, các ảnh hưởng kinh tế từ trừng phạt của phương Tây cùng với giá dầu thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách trong nước.
Báo cho biết, Nga hiện xếp thứ 6 trên thế giới về chi tiêu quốc phòng với khoảng 61.4 tỷ đôla trong năm 2018 so với 66.3 tỷ đôla trong năm trước đó. Nhóm nghiên cứu Thuỵ Điển cho biết, việc giảm chi tiêu quốc phòng là một lý do trong bối cảnh kinh tế Nga có phần đi xuống.
Hiện 5 quốc gia trong danh sách chi tiêu quốc phòng mạnh tay nhất trong năm 2018 là Mỹ, Trung Quốc, Saudi Arabia, Ấn Độ và Pháp với ước tính khoảng 60% cho chi tiêu quân sự toàn cầu.
Tại Trung Đông, chi tiêu quân sự gia tăng khoảng 12% so với năm 2017 và khoảng 35% so với năm 2009, báo cáo mới từ Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết. Nhìn chung, nhóm nghiên cứu Thuỵ Điển cũng cho rằng, việc chi tiếu quân sự thế giới đã tăng lên mức 1.8 nghìn tỉ đôla trong năm 2018 – mức cao nhất từ khi SIPRI tiến hành khảo sát về chi tiêu quân sự bắt đầu vào năm 1988.
Nga hiện vẫn đang là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 sau Mỹ, báo cáo mới của SIPRI cho biết.
Gần đây, Nga liên tục thúc đẩy các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng quân sự tại châu Phi, cảnh báo các quan chức phương Tây trong các thương vụ vũ khí gia tăng, thỏa thuận an ninh và chương trình huấn luyện tại các quốc gia này.
Việc mở rộng quân sự của Moscow phản ánh tầm nhìn mở rộng của Tổng thống Putin về chiến lược của Nga. Tuy nhiên, điều này cũng minh họa rằng chiến lược cơ hội của Nga nhằm thu được lợi ích tại châu Phi.
"Nga đang gia tăng thách thức và định hướng quân sự tại châu Phi", tướng Thomas D. Waldhauser – người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Phi của Lầu Năm Góc cho biết tại Quốc hội hồi tháng Ba.