• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga cảnh báo kịch bản chiến tranh về sự hiểu lầm ngiêm trọng

Thế giới 25/12/2018 14:12

(Tổ Quốc) - Quan hệ Nga - Mỹ đang ngày càng căng thẳng và một số hiệp ước kiểm soát vũ khí và hạt nhân có thể rơi vào nguy cơ đổ vỡ.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Moscow đã nói rằng, Nga đang cố gắng hết sức để tránh xung đột với Hoa Kỳ, nhưng cả hai nước dường như đang ở trong một tiến trình va chạm nguy hiểm do thiếu liên lạc.

Khi được hỏi ngày 24/12 về khả năng chiến tranh nổ ra giữa liên minh quân sự phương Tây do NATO đứng đầu và Nga, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với Sputnik News rằng, "mọi người trên thế giới đều hiểu rõ điều này: một cuộc xung đột vũ trang của hai cường quốc hạt nhân hàng đầu là Nga và Hoa Kỳ sẽ gây ra hậu quả tai hại cho nhân loại. " Nhận thấy những cảnh báo trước đây về kịch bản đáp trả nhau bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, ông nói rằng, "không có nghi ngờ gì về việc không thể có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và điều đó không bao giờ nên được diễn ra."

Nga tránh xung đột vũ trang trực diện

Ông Lavrov nói rằng Washington và các đồng minh đã "bị ám ảnh bởi tham vọng địa chính trị của chính họ" và "không sẵn sàng thích nghi với thực tế toàn cầu không thay đổi theo hướng có lợi". Do đó, ông nói rằng cuộc đối thoại đã bị đóng băng và các thỏa thuận quốc tế như Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có nguy cơ bị hủy bỏ - điều tạo nên một phương trình thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Nga cảnh báo kịch bản chiến tranh về sự hiểu lầm ngiêm trọng - Ảnh 1.

Quan hệ Nga - Mỹ đang ngày càng đi xuống mức thấp. (Nguồn: AFP/Getty)

"Một cuộc xung đột như vậy, dựa trên các công cụ quyền lực chắc chắn sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa trong kiến trúc an ninh toàn cầu và góp phần vào một cuộc chạy đua vũ trang", ông Lavrov nói với Sputnik. "Một tình huống có thể phát sinh khi cái giá của một lỗi sai hoặc sự hiểu lầm trở nên nghiêm trọng."

Mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã xấu đi kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Cũng đang có nhiều cáo buộc rằng quân đội Nga đã hỗ trợ phe ly khai chiến đấu với các lực lượng Ukraine ở phía đông – điều khiến NATO phải tăng cường củng cố biên giới bằng việc tăng thêm quân đội và khí tài và kéo theo Moscow cũng đẩy mạnh lực lượng của mình.

Trong khi đó, sự bấp bênh về lập trường ở châu Âu đã trở nên trầm trọng hơn bởi những cáo buộc rằng Kremlin đã cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 để ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa lúc đó là Donald Trump. Mặc dù ông Trump hứa sẽ thiết lập lại quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong thời gian cầm quyền hiện tại, Washington vẫn mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, và Nhà Trắng còn tuyên bố ý định chấm dứt hiệp ước INF.

Ông Putin gần đây nói rằng Nga "sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp bổ sung để tăng cường an ninh của chúng tôi" nếu Washington rời bỏ hiệp ước INF.

Trong khi đó, ông Lavrov cũng bày tỏ lo ngại rằng Bộ Ngoại giao Mỹ dường như đã không đáp ứng các nỗ lực đàm phán gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START)- đặt ra giới hạn kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước- sẽ hết hạn vào năm 2021. Hoa Kỳ cho rằng Nga vi phạm các nghĩa vụ thời Chiến tranh Lạnh trong hiệp ước này.

Quân đội Hoa Kỳ đã duy trì một vị trí dẫn đầu đáng kể về năng lực quân sự so với Nga, đồng thời nhìn nhận sự phát triển quân sự Nga với nhiều hoài nghi. Các tài liệu chiến lược hàng đầu từ Washington và Lầu năm góc đã cho thấy việc chống lại Moscow là mục tiêu hàng đầu của Mỹ. Về phần mình, Nga đã tuyên bố phát triển các loại vũ khí mới tiên tiến trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa hai cường quốc hàng đầu.

Mỹ, NATO hành động "rắn"

"Tất nhiên, chúng tôi đang thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia và tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước", ông Lavrov nói với Sputnik News. "Tổng thống Putin đã nói về vấn đề này nhiều lần. Đồng thời, chúng tôi hy vọng rằng lẽ thường tình vẫn sẽ thắng thế. Sau tất cả, với tất cả các lập trường khác nhau, cả Nga và các nước phương Tây đều chịu trách nhiệm rất lớn về tương lai của nhân loại, về việc tìm kiếm câu trả lời hiệu quả cho nhiều thách thức và mối đe dọa của thời đại chúng ta. "

Căng thẳng quốc tế xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine đã bùng phát kể từ khi Nga hồi tháng trước bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine mà họ cho rằng đã vi phạm luật hàng hải quốc tế tại eo biển. Các thủy thủ và ba con tàu vẫn bị giam giữ, trong khi Kiev cảnh báo về khả năng xảy ra chiến tranh sắp xảy ra với Moscow.

Ukraine không phải là thành viên của NATO, vì vậy một cuộc tấn công vào nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ sẽ không kích hoạt phản ứng Điều 5 từ liên minh. Tuy nhiên, Mỹ đã đóng góp quân đội và thiết bị để hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy miền Đông và, trong bối cảnh bế tắc gần đây, đã cam kết mở rộng hỗ trợ cho Kiev.

"Để đối phó với sự leo thang nguy hiểm của Nga và hành động tấn công không hợp lí vào ngày 25/11 đối với ba tàu hải quân Ukraine gần eo biển Kerch, Bộ Ngoại giao, được sự chấp thuận của Quốc hội, sẽ cung cấp thêm 10 triệu đô la tài chính quân sự để tiếp tục xây dựng năng lực hải quân của Ukraine", Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ