• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga đón đầu nắm giữ "động mạch" mới nổi của thế giới

Thế giới 14/12/2018 13:53

(Tổ Quốc) - Rosatom có ​​kế hoạch triển khai đội tàu phá băng để có thể tiếp cận tuyến đường biển Bắc cực quanh năm.

Nga có kế hoạch trao quyền kiểm soát vận chuyển tại tuyến đường biển Bắc Cực cho Rosatom khi tập đoàn hạt nhân này đang tìm cách trở thành nhà vận hành duy nhất của một trong những động mạch thương mại mới nổi của thế giới.

Địa chiến lược của tuyến đường biển phương bắc

Quốc hội Nga đã bỏ phiếu vào thứ ba để trao cho công ty này- hiện có một đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, kiểm soát cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận, an ninh và vận chuyển tại tuyến đường biển phương bắc khi họ tìm cách triển khai việc vận chuyển các chuyến hàng qua đây quanh năm trong thập kỷ tới. Tuyến đường này sẽ giảm một nửa thời gian di chuyển từ châu Âu đến Trung Quốc.

Bộ giao thông vận tải Nga sẽ giữ vai trò hành chính và sẽ cấp giấy phép vận chuyển cùng với Rosatom.

Nga đón đầu nắm giữ động mạch mới nổi của thế giới - Ảnh 1.

Tàu phá băng Nga sẽ đóng vai trò tiên phong dẫn đường cho các tàu hàng tại tuyến đường biển phía Bắc. (Nguồn minh họa: Getty)

Tuyến đường biển phía Bắc trải dài từ eo biển Bering giữa Nga và Mỹ đi dọc theo phía bắc xa xôi của Nga đến lối ra gần Na Uy. Theo dữ liệu của Nasa, nhiệt độ cao bất thường bên trong Vòng Bắc Cực đã khiến dải băng co lại 13% trong thập kỷ qua, theo dữ liệu của Nasa, gia tăng khả năng di chuyển hàng hóa qua đây.

Tuyến đường biển này là một điểm nóng địa chính trị tiềm năng. Các công ty vận chuyển toàn cầu, bao gồm tập đoàn vận chuyển hàng đầu thế giới có trụ sở tại Đan Mạch Maersk, đã tiến hành các thử nghiệm về khả năng tồn tại của họ tại đây trong khi Nga đang nâng cấp các căn cứ quân sự từng bị lãng quên ở khu vực Bắc Cực và thiết lập thêm các địa điểm mới. Các quốc gia Bắc Cực cũng đang cạnh tranh tại khu vực có nguồn tài nguyên năng lượng rất lớn.

Việc chuyển quyền kiểm soát từ Bộ giao thông vận tải Nga cho Rosatom, nơi xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân của đất nước, được coi là một cách để hiện đại hóa tuyến đường biển này. Tuyến đường này được sử dụng rộng rãi vào thời Xô Viết nhưng sau đó bị lãng quên cho đến vài năm trước khi các dự án năng lượng ở Bắc Cực bắt đầu đi vào sản xuất dầu và khí đốt.

Con đường của Rosatom

Theo các chuyên gia ngành vận tải biển, việc sử dụng vùng biển Bắc Cực của Nga để đi giữa châu Âu và châu Á thay vì tuyến đường dài hơn qua các vùng biển phía nam và kênh đào Suez có thể tiết kiệm cho các công ty vận tải khoảng 1 triệu USD/ chuyến và giảm thời gian di chuyển.

Theo kế hoạch, Rosatom sẽ vận hành một đội tàu phá băng để đi tiên phong dẫn đường cho tàu vận chuyển hàng hóa dọc theo tuyến đường này – nơi thường bị đóng băng trong sáu đến bảy tháng trong năm.

"Chúng tôi muốn tàu phá băng ở Bắc Cực giống như taxi Yandex, ông Maxim Maxim Kulinko, quan chức cấp cao về dự án tuyến đường biển phía bắc tại Rosatom, nói với FT, đề cập đến ứng dụng đặt xe phổ biến nhất của Nga.

Nước Nga sẽ cung cấp 50% tài chính cho sáng kiến này, phần còn lại đến từ Rosatom và hoạt động gây quỹ, ông Kulinko nói thêm.

Rosatom đang chế tạo tám tàu phá băng mới và dự kiến tất cả chúng sẽ hoạt động vào đầu những năm 2030.

Dựa trên ước tính của chúng tôi, các chuyến hàng quanh năm cần ít nhất năm tàu phá băng LK60, ba tàu phá băng Leader và bốn tàu phá băng chạy bằng LNG. Điều này có thể xảy ra vào khoảng năm 2030-31, ông Mr Kulinko nói tại một hội nghị gần đây về khu vực Bắc Cực ở St Petersburg.

Các công ty Nga như nhà sản xuất niken Norilsk Niken, công ty khí đốt Novatek và tập đoàn dầu khí Gazprom Neft đã sử dụng tuyến đường này. Họ chiếm phần lớn trong số 10,7 triệu tấn hàng hóa đi qua nơi này năm ngoái.

Tổng số hàng hóa sử dụng tuyến đường biển này dự kiến sẽ đạt 18 triệu tấn trong năm nay và 29 triệu tấn vào năm 2019, theo ước tính của Rosatom, sau khi Novatek đẩy mạnh sản xuất LNG tại nhà máy hóa lỏng khí Bắc Cực Yamal LNG, và sản lượng dầu thô tại Cảng Novy của Gazprom Neft cũng đã tăng lên.

Cơ hội tiềm năng?

Các quan chức từ các nước láng giềng nói với Financial Times (FT) rằng họ sẽ chờ đợi và phân tích kinh nghiệm của Nga với tuyến đường này trước khi tiến hành hoạt động của chính họ.

Bard Ivar Svendsen, đại sứ phụ trách các vấn đề Bắc Cực và Nam Cực tại Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết, Chúng tôi có các ngành vận tải rất lớn và sẽ theo sát rất chặt chẽ diễn biến này. "Không có nhiều tàu đã thực hiện tuyến đường này, và tôi nghĩ rằng chúng tôi cần thêm kinh nghiệm với khu vực này trước khi chúng tôi có thể nói nó hiệu quả và thành công như thế nào".

Bjorn Lyrvall, đại sứ về quan hệ vùng Cực tại Bộ Ngoại giao Thụy Điển, cho biết tuyến đường này có thể có tiềm năng trong việc vận chuyển quặng sắt Thụy Điển đến Đông Nam Á. Nhưng rõ ràng có nhiều việc cần phải hoàn thành trước khi chúng tôi ở đó, ông nói.

Việc cung cấp được các chuyến hàng quanh năm sẽ khiến Tuyến đường biển phía Bắc có tính cạnh tranh với các đối thủ như Suez, Sergei Vakhrukov, một quan chức cấp cao của Hội đồng an ninh Nga cho biết.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ