(Tổ Quốc) - Những thay đổi đang diễn ra trên chính trường phương Tây có thể mở một cửa sổ cơ hội cho Nga để khôi phục lại quan hệ với châu Âu và Mỹ. Về phần mình, Nga cũng đề nghị tham gia cùng EU trong các sáng kiến hội nhập Á-Âu.
- 28.11.2016 Uy thế an ninh Nga xác lập trong EU
- 30.11.2016 Xóa bỏ thù hận, Nga – Pháp có thể sẽ lại trở thành đồng minh
- 03.12.2016 Tương lai xích lại đưa máy bay Nga đến Mỹ
Chiến thắng của ông Trump và các cuộc bầu cử sắp tới tại châu Âu có thể sẽ xoay cán cân nghiêng về Nga, hãng Dự báo chiến lược tình báo Stratfor ngày 1/12 cho biết.
Cán cân chuyển hướng
"Cuộc trưng cầu dân ý Brexit trong tháng 6 đã bộc lộ các mối bất hòa sâu sắc trong Liên minh châu Âu (EU), mang tới cho Moscow một tia hy vọng rằng các thành viên còn bất đồng có thể phá vỡ sự đồng thuận của EU về các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong một cuộc bỏ phiếu thời gian tới về việc gia hạn các biện pháp này", báo cáo phân tích của Stratfor cho biết.
"Tại Mỹ, trong khi đó, chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống đã mở ra một con đường tiềm năng cho mối quan hệ ấm hơn giữa Hoa Kỳ và Nga, và có lẽ thậm chí chấm dứt các lệnh trừng phạt của Washington đối với Moscow", báo cáo cho biết thêm.
Cũng theo Stratfor, diễn biến tình hình hiện nay sẽ cho phép Moscow gia tăng ảnh hưởng trong không gian hậu Xô Viết và giảm căng thẳng với phương Tây về Moldova, Gruzia và Ukraine.
Stratfor đề cập tới kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 13/11 tại Moldova, sự kiện đã "đưa nhà lãnh đạo thân Nga của Đảng Xã hội tại nước này lên nắm quyền." Còn về Gruzia, nước này đã bắt đầu làm dịu lập trường đối với vùng lãnh thổ ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Hơn nữa, theo Stratfor, Tbilisi (Gruzia) có thể cũng sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế với Moscow trong năm 2017.
"Không giống như Moldova, Ukraine không có khả năng bầu lên một nhà lãnh đạo ủng hộ Nga", Stratfor cho biết. "Tuy nhiên, hoàn cảnh chính trị đang thay đổi ở châu Âu và Hoa Kỳ có thể buộc chính phủ Ukraine làm dịu quan điểm của mình đối với thoả thuận hoà bình Minsk và tham gia một cách tiếp cận hòa giải hơn trong tiến trình đàm phán với Nga về xung đột tại miền đông Ukraine."
Phát biểu với Sputnik Serbia, nhà phân tích chính trị Dragomir Andjelkovic cũng cho rằng những diễn biến đang xảy ra hiện nay có thể dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và phương Tây, và đặc biệt là Mỹ.
Các nhà phân tích Stratfor cũng hình dung rằng Moscow sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến hội nhập, chẳng hạn như Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) hoặc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, đặc biệt là trong bối cảnh sự quan tâm của EU đối với chương trình Đối tác phía Đông đang giảm dần.
"Sự thay đổi chính trị đang diễn ra ở châu Âu và Hoa Kỳ có thể mang đến cho Moscow nhiều không gian hơn để khôi phục lại vị thế của mình trên khắp Âu Á," Stratfor kết luận.
Sự cởi mở của Nga
Tuy nhiên, Nga không muốn tham gia vào một cuộc giằng co với EU. Thay vào đó, Moscow đề nghị một quan hệ đối tác Á-Âu có quy mô lớn với phương Tây.
Tổng thống Nga Putin phát biểu về Thông điệp liên bang đặc biệt ngày 1/12. (Nguồn: Sputnik) |
"Ý tưởng hình thành một mô hình hội nhập đa cấp độ Âu-Á của Nga, một mối quan hệ đối tác Á-Âu quy mô lớn là đáng suy nghĩ. Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về ý tưởng này trên các cấp độ quốc tế và khu vực. Tôi chắc chắn rằng cuộc thảo luận này là điều có thể với các nước EU khi các khuynh hướng chính trị và kinh tế độc lập ngày càng gia tăng. Chúng tôi thấy điều này trong các kết quả của cuộc bầu cử, "Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang đặc biệt ngày 1/12.
Nhận định về vấn đề này Dusan Kerny, nhà bình luận của tờ Slovenske Narodna Noviny, nói với Sputnik Czech rằng Nga đang thể hiện ý định thúc đẩy hợp tác song phương với EU trong khuôn khổ hội nhập Á Âu đa cấp độ.
"Putin đang đưa ra lời đề nghị với EU để bắt đầu một cuộc đối thoại đa cấp độ. Bây giờ là thời điểm cho điều này. Xu hướng này mang lại lợi ích cho nhiều nước châu Âu," ông Kerny nhấn mạnh.
Nhà bình luận cũng cho rằng Brussels sẽ cố ngăn cản việc các thành viên thực hiện chính sách đối ngoại độc lập. Tuy nhiên, theo ông Kerny, quá trình này là không thể ngăn cản.
Các học giả cũng kêu gọi sự chú ý đến thực tế là một phần là do chính sách cấm vận của châu Âu, Nga đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc – điều cho các nước khác thấy rằng họ mở cửa cho đối thoại.
Về phần mình, học giả Ba Lan Janusz Niedźwiedzki của Đại học Công nghệ Warsaw, nhấn mạnh rằng Moscow rõ ràng cho thấy họ đang chuyển từ khái niệm toàn cầu hóa sang học thuyết "Hòa hợp dân tộc". "[Bài phát biểu của ông Putin] gửi một tín hiệu rõ ràng rằng Nga đang chuyển dần từ khái niệm thế giới toàn cầu sang đón nhận ý tưởng về "sự kết hợp của các quốc gia "- khái niệm sẽ định hình thế kỷ 21 - và đang tìm kiếm các đồng minh chính trị trên trường quốc tế ", Niedźwiedzki nói với Sputnik Ba Lan.
(Theo Sputnik)