• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga - Mỹ leo thang vũ khí hạt nhân: Từ tranh cãi bất đồng đến quyết định cuối cùng?

Thế giới 31/05/2019 15:14

(Tổ Quốc) - Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng leo thang về vấn đề hạt nhân.

Các hiệp ước nhằm kiềm chế cuộc chạy đua vũ khí giữa Nga và Mỹ đang khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn trong tuần này khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa tín hiệu rút khỏi hiệp ước tên lửa hạt nhân trong bối cảnh Mỹ cho biết Moscow đang vi phạm hiệp ước hạt nhân.

Nga - Mỹ leo thang vũ khí hạt nhân: Từ tranh cãi bất đồng đến quyết định cuối cùng? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra kế hoạch việc Nga rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung sau thông báo của chính quyền Tổng thống Trump hồi tháng hai rằng Washington sẽ rút khỏi hiệp ước bởi vì Nga liên tục vi phạm hiệp ước này từ năm 2014. Phía Nga liên tục bác bỏ điều này. Vào ngày 29/5, cơ quan tình báo đứng đầu của quân đội Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Trump tin tưởng rằng Moscow đang vi phạm hiệp ước về lệnh cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân. Đây là tuyên bố mà các chuyên gia kiểm soát vũ khí hay cơ quan quốc tế giám sát hiệp ước không thể xác nhận.

Tướng Robert Ashley, giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết, Washintgon tin tưởng rằng Moscow đang vi phạm Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.

Chưa đưa ra được bằng chứng

Ông Robert Ashley thuyết phục rằng, các vụ thử đang hỗ trợ Moscow phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.

"Mỹ tin tưởng rằng, Nga không tuân thủ lệnh cấm các vụ thử hạt nhân theo hiệp ước. Moscow vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân thông qua các vụ thử nhằm tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân", ông Ashley cho biết.

Theo CNN, ông Ashley hiện chưa đưa ra bằng chứng trong tuyên bố và cũng không xác nhận việc Nga đang tiến hành các vụ thử mà chỉ nói rằng Moscow có thể vẫn đang tiến hành các vụ thử.

Tuyên bố của ông Ashley khiến các chuyên gia kiểm soát vũ khí để mắt tới và cho rằng việc phát triển các chương trình hạt nhân mới của Moscow không thể che giấu vì quá lớn.

Các chuyên gia cũng nghi ngờ về tuyên bố của chính quyền Mỹ khi Cố vấn an ninh John Bolton đều thể hiện không hề thích thú với các hiệp ước kiểm soát vũ khí.

"Các cáo buộc của Mỹ nhằm vào Nga không hề có cơ sở và bằng chứng. Các thông tin không đưa ra được thời gian và giải thích rõ ràng cho vụ việc", bà Alexandra Bell – giám đốc chính sách cấp cao tại trung tâm kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí cho biết.

Các sự kiện bất thường

Ông Daryl Kimball, giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí cho biết, ông Ashley và quan chức chính quyền Mỹ hiện chưa đưa ra bằng chứng rõ ràng. Điều này không ngạc nhiên rằng Nga, Mỹ và Trung Quốc có khả năng tiến hành các vụ thử hạt nhân. Câu hỏi đặt ra là Nga có thực sự làm điều đó hay không?

Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) – một cơ quan độc lập liên tục giám sát các vi phạm tại 30 trạm giám sát khắp thế giới có nói rằng Nga không có bất kỳ hoạt động nào bất thường.

"Hệ thống quan trắc quốc tế (IMS) đang hoạt động bình thường và không phát hiện sự kiện bất thường. CTBTO có niềm tin đầy đủ về khả năng của IMS về khả năng có thể phát hiện các vụ thử hạt nhân", nhóm nghiên cứu Vieena cho biết trong một tuyên bố.

Đại sứ quán tại Nga hiện chưa đưa ra phản ứng với bình luận này.

Ông Stephen Young – Liên hiệp các nhà khoa học cho rằng, Nga đang thực hiện các hoạt động có thể vi phạm hiệp ước là điều không thể tránh. Tuy nhiên, ông Young bày tỏ lo lắng rằng đây là cách thức đầu tiên của Mỹ để lấy cớ rút khỏi hiệp ước bằng việc cáo buộc Nga vi phạm.

Giống như các nhà phân tích kiểm soát vũ khí khác, ông Yoyng nói rằng: "Chính quyền Mỹ, đặc biệt là Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton không thích những loại hiệp ước như vậy và việc Mỹ ra khỏi hiệp ước là điều chính quyền Mỹ muốn".

Tuyên bố của ông Ashley diễn ra sau một thời gian dài căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Trong khi đó, hai nước vẫn tiếp tục tập trung vào hiện đại hóa vũ khí quân sự.

Washington liên tục bày tỏ mong muốn Moscow đàm phán lại Hiệp ước New START, tập trung vào việc giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược cùng với đó là sẽ tiếp tục cùng với Trung Quốc kéo dài thêm thời gian cho hiệp ước này nếu có thể, các chuyên gia cho biết.

Trong khi đó, Mỹ là một trong số 8 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Triều Tiên và Pakistan từng tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện trước khi hiệp ước này đi vào hiệu lực. Nga cũng đã tham gia và phê chuẩn hiệp ước này. Việc phê chuẩn hiệp ước sẽ cho phép Washington đòi hỏi các giám sát để xem xét liệu Nga có tuân thủ hay không.

Khi được hỏi về các bình luận của Ashley, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ - Morgan Ortagus cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra cảnh báo về việc Nga đang không tôn trọng các cam kết quốc tế liên quan đến kiểm soát vũ khí".

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ