Hứa hẹn tiềm năng hợp tác kinh tế
Theo các nhà quan sát, những dịch chuyển trong trật tự toàn cầu có thể mở đường cho Nhật Bản và Nga hóa giải những bất đồng đã tồn tại nhiều năm. Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin lên cầm quyền, những lợi ích của Nga và Nhật Bản ngày càng có nhiều sự ràng buộc, đưa hai nước xích lại gần hơn bao giờ hết sự hòa giải.
Trong cuộc hội đàm giữa hai bên vào hai ngày 15-16/12 vừa qua, Tổng thống Putin đã đón đầu với hứa hẹn thúc đẩy hợp tác kinh giữa hai bên trong thời gian tới giữa Nhật Bản và Nga.
Ông Abe và Putin đồng ý quan hệ hợp tác phát triển kinh tế mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn về nhóm các hòn đảo sau chiến tranh thế giới thứ Hai.
Cho đến hiện tại, Nga và Nhật chưa bao giờ ký một thỏa thuận hòa bình do sự bất đồng liên quan đến nhóm các hòn đảo mà Moskva gọi là Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
“Đây là bước tiến quan trọng trong hiệp ước hòa bình giữa hai nước. Mọi khúc mắc chỉ có thể giải quyết khi cả hai quốc gia có tiếng nói chung vì lợi ích đôi bên cùng có lợi. Chúng ta cần nỗ lực để xóa bỏ các vết nứt để mang lại sự kết nối cho thế hệ tương lai giữa hai quốc gia. Trên tất cả, cần thiết để bỏ lại quá khứ sau lưng và sẵn sàng cho những điều tốt đẹp của hiện tại và tương lai. Nếu bất kỳ ai nghĩ rằng chúng ra chỉ tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế, trong khi đó hiệp ước hòa bình chỉ xếp ở vị trí thứ hai là một sai lầm. Đối với bản thân tôi, điều quan trọng nhất trong quan hệ hai nước là thỏa thuận hòa bình bởi vì đó là nền tảng cho hợp tác lâu dài”, ông Abe nói thêm.
Ông Putin cũng tỏ ra thích thú với hợp tác kinh tế với Nhật Bản và hứa hẹn nhiều thuận lợi giữa hai bên.
Thủ tướng Abe cũng tỏ ra quyết tâm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lãnh thổ với hi vọng xúc tiến quan hệ tốt đẹp với Nga. Ông Abe cũng hi vọng sẽ thúc đẩy kinh tế với Nga bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm nỗ lực mở ra một tiến trình mới trong quan hệ Nga-Nhật về vấn đề lãnh thổ.
“Cho dù hợp tác kinh tế và các hoạt động ngoại giao kinh tế có thúc đẩy hợp tác Nhật-Nga như thế nào đi chăng nữa thì những lo ngại trong Nhật Bản vẫn còn nếu chưa có động thái nào về tiến trình giải quyết mâu thuẫn về tranh chấp nhóm các hòn đảo giữa hai bên”, Ren Ho, Đảng dân chủ đối lập Nhật Bản nói.
Giới hạn vấn đề chủ quyền của quần đảo
Nga cho hay, hai bên đã ký kết khoảng 80 hiệp ước trong đó có tới 68 bản là về quan hệ thương mại trong suốt chuyến thăm của ông Putin. Ngân Hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga đã ký hiệp ước đầu tư 1 triệu đô la nhằm thức đẩy hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.
Mặc dù sức ép từ chính quyền thủ tướng Abe, các công ty vẫn duy trì một chút rè chừng đối với Nga. Vì thế, rất nhiều hiệp ước phải thông qua Bản ghi nhớ. Nhật Bản vẫn luôn đưa ra yêu cầu từ phía Nga cho vấn đề chủ quyền bốn hòn đảo trước khi thỏa thuận hòa bình thông qua.
Hai nhà lãnh đạo đều có cùng quan điểm cho rằng các hoạt động kinh tế chung sẽ không làm tổn hại lập trường của mỗi nước liên quan đến hiệp ước này.
Nhật Bản cho rằng các hoạt động kinh tế chung trên 4 hòn đảo tranh chấp có thể được thực hiện miễn sao chúng không được tiến hành theo cách không công nhận chủ quyền của Nga trên các hòn đảo này.
Theo hai nhà lãnh đạo, vẫn còn khó khăn trong giải quyết bất đồng về vấn đề lãnh thổ và dường như không thể thu hẹp những khác biệt về vấn đề chủ quyền các đảo.
Cả Nga và Nhật Bản đều đang chú trọng vào phát triển các mối quan hệ kinh tế, năng lượng và đầu tư, song song với việc thảo luận cách thức tăng cường quan hệ an ninh. Hai nước thậm chí đã đạt được một hiệp định cho phép hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Nam Kuril có tranh chấp. Tuy nhiên, Moskva và Tokyo vẫn đang tìm kiếm những lĩnh vực có chung lợi ích để từ đó hai bên có thể bắt đầu gây dựng quan hệ.
(Theo reuters)