• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga phản ứng gắt kịch bản Mỹ đổ quân tới Saudi Arabia

Thế giới 21/11/2019 10:50

(Tổ Quốc) - Nga đã lên án kế hoạch Mỹ định gửi quân tới Saudi Arabia, một quyết định cũng có thể bị Iran coi là hành động leo thang.

Trong khi có nhiều thông tin về việc Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho các nhà lập pháp hồi đầu tuần rằng Lầu Năm Góc sẽ duy trì khoảng 3.000 nhân sự ở Saudi, đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Trung Đông và Châu Phi kiêm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov cảnh báo rằng "đây chỉ là một sự leo thang căng thẳng, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ tiến hành chiến dịch nhằm cô lập và kiềm chế Cộng hòa Hồi giáo Iran. Điều này đã khiến nhà ngoại giao Nga đặt ra câu hỏi: "Họ sẽ chiến đấu với ai đó hay sao?"

Mỹ tăng quân tại Vịnh Ba Tư

Nga đã chỉ trích sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hoa Kỳ tại khu vực Vịnh Ba Tư, nơi Washington và Tehran cáo buộc lẫn nhau thúc đẩy sự bất ổn. Thay vào đó, Moscow đã cùng với Teheran tăng cường sự hợp tác giữa các cường quốc khu vực để kiềm chế tình trạng bất ổn đang gia tăng ở eo biển Hormuz, tuyến đường dầu trên biển hàng đầu thế giới.

Nga phản ứng gắt kịch bản Mỹ đổ quân tới Saudi Arabia - Ảnh 1.

Mỹ tăng cường quân đội đến Saudi Arabia để đối phó với mối đe dọa họ cho là từ Iran. Ảnh: US Airforce.

Chính quyền ông Trump lần đầu tiên tuyên bố triển khai thêm khí tài quân sự tới Vịnh Ba Tư vào tháng 5, ngay khi Iran bắt đầu giảm cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân đa phương năm 2015 mà Hoa Kỳ rút lui hoàn toàn một năm trước đó. Washington đã cáo buộc Tehran đe dọa các lợi ích khu vực của mình khi tìm cách đe dọa lưu thông dầu quốc tế - hành động Iran thực hiện để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ làm nghẹt thở nền kinh tế Iran.

Vào tháng 7, Hoa Kỳ tuyên bố triển khai khoảng 500 binh lính tới Saudi Arabia, đánh dấu sự hiện diện đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ ở đó từ năm 2003. Washington và Tehran cũng có một lịch sử đầy rắc rối ở Vịnh Ba Tư trong nhiều thập kỷ trở lại đây và quyết định của ông Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2015 đã làm gia tăng căng thẳng ở đó. Trong khi Saudi Arabia nằm trong số ít các quốc gia phản đối hiệp định này, các bên ký kết Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Nga và Vương quốc Anh vẫn tiếp tục ủng hộ, mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đã hạn chế rất nhiều quan hệ thương mại toàn cầu của Iran và khiến cho Tehran phải liên tục giảm các cam kết của họ đối với hiệp ước hạt nhân 2015.

Khi căng thẳng đã tăng cao, tên lửa và máy bay không người lái đã tấn công hai cơ sở dầu mỏ của Saudi vào tháng 9. Nhóm Hồi giáo Shiite tại Yemen, còn gọi là Houthi, đã nhận trách nhiệm nhưng Washington và Riyadh vẫn lỗi cho Tehran. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ gửi thêm 1.500 quân tới Ả Rập Saudi và tăng cường phòng thủ để ngăn chặn thêm mối đe dọa từ Iran.

Các đề xuất an ninh riêng

Trong khi đó, Iran đã lên kế hoạch xây dựng lại mối quan hệ vốn suy yếu với Saudi Arabia và các quốc gia Hồi giáo Sunni khác ở Bán đảo Ả Rập. Mặc dù những nỗ lực thúc đẩy cuộc đối thoại giữa Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Trump cuối cùng đã thất bại trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, ông Rouhani đã tìm cách tiếp cận các quốc gia Ả Rập láng giềng với kế hoạch về Liên minh HOPE.

Ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ từ Nga, nơi đã đề xuất riêng một "khái niệm an ninh" cho Vùng Vịnh Ba Tư, cũng có liên quan đến Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ và các nước khác. Tuy nhiên, Washington đã thành lập liên minh của riêng mình, cho đến nay chính thức có sự tham gia của Australia, Bahrain, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Anh.

"Khái niệm của chúng tôi chứa đựng triết lý về những nỗ lực chung mà không có bất kỳ chia rẽ và đối đầu nào", ông Bogdanov nói thêm. "[khái niệm của Nga dự định] có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, không có ngoại lệ nào, như các quốc gia và khu vực, các nước Ả Rập, không chỉ là thành viên của Hội đồng Hợp tác các quốc gia Ả Rập thuộc vùng Vịnh, Iran, Iraq, hay có thể là người khác."

Giống như Trung Quốc, Nga đã tiếp tục có quan hệ chặt chẽ hơn với cả Iran, bên họ phối hợp ở Syria và Saudi Arabia, bên đã tham gia đấu thầu hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tiên tiến. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Lavrov tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của đất nước mình nhằm ổn định tình hình Vịnh Ba Tư.

Phát biểu cùng với người đồng cấp Bahrain tại Manila, ông Lavrov nói rằng "phía Nga đã thực hiện các biện pháp cần thiết để thúc đẩy các đề xuất về bình thường hóa tình hình ở khu vực Vịnh Ba Tư trong nhiều năm", nhưng nói thêm rằng "chúng tôi sẽ hướng đến một tình hình ổn định, bình tĩnh và an toàn hơn nhiều" với các cường quốc khu vực và quốc tế theo sáng kiến của Moscow.

"Tôi không loại trừ rằng sáng kiến này chỉ mới chín muồi", ông nói thêm. "Và rằng các sự kiện đáng lo ngại đang diễn ra trong khu vực đã khiến nhiều người, cho đến gần đây, còn nghi ngờ về sự phù hợp của nó thì có thể nghiêm túc bắt đầu thảo luận về chủ đề này".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ