(Tổ Quốc) - Sức mạnh quân sự Nga gia tăng tại châu Á-Thái Bình Dương cùng với nhiều đồn đoán sự thân thiết giữa Moscow và Trung Quốc gần đây.
Nhiều nhà phân tích liên tục nhìn thấy sức mạnh hải quân gia tăng của Trung Quốc giống như một tín hiệu cho thấy Australia cần nghĩ lại về chiến lược quốc phòng tại châu Á -Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Thực tế, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là một sức mạnh quân sự khác đang gia tăng làm giảm khả năng hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực.
Nhiều đồn đoán về sức mạnh quân sự gia tăng của Nga tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Nhận thức này xuất phát từ giả định sau Chiến tranh Lạnh về khả năng Moscow có ít ảnh hưởng chính trị bởi sức mạnh quân sự giảm sút và hạn chế quan hệ kinh tế trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Có lẽ giả định này là đúng trong những năm 1990 hoặc cách đây 10 năm. Với hiện tại, các chiến lược thực sự của Nga đã rất khác.
Trò chơi của Nga cho một quyền lực quân sự
Vào những năm 2000, quân đội Nga đã bắt đầu xây dựng lại các tiềm năng chiến đấu của mình. Dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin, chi phí phát triển quân sự liên tục thúc đẩy mạnh và quan trọng hơn là nhằm hỗ trợ chính trị toàn diện.
Theo một nghiên cứu, đơn vị không quân Nga đã triển khai đến Đông Á, nhận khoảng 300 máy bay mới được nâng cấp từ 2013 đến năm 2018. Con số này ngang bằng với tổng sức mạnh của lực lượng không quân Australia.
"Sau nhiều năm từ chối và bỏ bê, sức mạnh quân sự Nga tại châu Á – Thái Bình Dương đang trở nên lớn mạnh",
tờ abc news trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Alexey Muraviev nhận định.
Vào năm 2019, Russian Eastern Military District – một đơn vị quân sự chịu trách nhiệm cho các hoạt động tại Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp nhận hơn 6240 mảnh thiết bị quân sự mới và nâng cấp thiết bị quân sự. Điều này sẽ bao gồm các xe tăng chiến đấu, tên lửa và pháo binh hạng nặng, máy bay, hệ thống chiến tranh điện tử và hơn thế nữa.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga – đơn vị chính cho Nga nhằm mở rộng quyền lực tại khu vực dự kiến sẽ nhận được khoảng 70 tàu chiến mới vào năm 2026.
Điều này sẽ bao gồm 11 tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm diesel và 19 tàu chiến bề mặt mới. Số lượng được cho là tương đương với Australia trong thập kỷ tới.
Nga hiện đang ngày càng thể hiện sức mạnh quân sự mới trong khu vực. Từ cuối tháng Tám đến giữa tháng Chín, quân đội Nga đã thực hiện các cuộc phô diễn sức mạnh quân sự trong 37 năm, chằng hạn như tập trận Vostok 2018. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các trò chơi chiến tranh liên quan đến 297.000 quân nhân, hơn 1000 máy bay và 80 tàu chiến.
Các trò chơi chiến tranh tín hiệu rằng, quân đội của Nga đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có thể tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này củng cố điều mà nhiều nhà phân tích tin rằng ý định của Tổng thống Putin đang muốn định hình lại vị trí của Nga giống như một siêu cường toàn cầu.
Gia tăng quyền lực "quân sự mềm" của Nga
Nga tiếp tục là nhà cung cấp quân sự chính tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Vào năm ngoái, Nga phân phối lên tới 45 triệu vũ khí cho 52 quốc gia khiến nước này trở thành siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới về vũ khí sau Mỹ. Hơn 60% vũ khí của Nga xuất khẩu đến các quốc gia châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm số lượng lớn.
Quân đội Nga cũng hiện diện ở đây. Chỉ tính riêng tháng này, quân đội Nga đã tổ chức cuộc tập trận chung với Pakistan trong khi các tàu chiến Nga đang hoạt động tại Thái Bình Dương.
Thông qua các thương vụ vũ khí và các hoạt động quân sự chung, Nga đang đưa các quốc gia châu Á vào quỹ đạo và thay đổi cân bằng quyền lực khu vực bằng cách gia tăng khả năng quân sự của họ.
Ngoài mối quan hệ quốc phòng và an ninh hiện tại với Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây là Pakistan, Nga cũng đang tìm cách xây dựng quan hệ với các nước khác như Indonesia, Malayxia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Fiji.
Australia cũng luôn chú ý đến sự gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Moscow với Bắc Kinh. Ngược lại các nước phương Tây, Nga sẵn sàng chia sẻ quân sự với Trung Quốc.Tập trận Vostok 2018 là ví dụ điển hình cho sự hợp tác Nga-Trung trong tiến trình quan hệ thân thiết thời gian gần đây.
Giới quan sát cho rằng, dường như Mỹ muốn gần với Trung Quốc nhằm xoa dịu phần nào các căng thẳng leo thang gần đây. Tuy nhiên, động thái của Nga gần Trung Quốc đang phần nào khiến quan hệ hai nước chưa thể cải thiện.
"Khi chúng ta có những thời điểm khác biệt, chúng ta nên tìm cách tạo mối quan hệ, đặc biệt ở cấp độ cao và chiến lược. Vì vậy chúng ta mới có thể tìm điểm chúng từ các khác biệt ấy", AFP trích dẫn trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách các vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương Randall Schriver trích dẫn lời Bộ trưởng Mattis trong bài phát biểu trước báo chí.
Trong một phiên họp tại câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai vào ngày 18/10, Tổng thống Putin đã ca ngợi mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Moscow và Bắc Kinh, đặc biệt là khi cả hai nước đối mặt với trừng phạt của Mỹ. Cùng với việc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Putin cũng cho biết, ông nhận thấy Nga có lợi khi thúc đẩy các đóng góp trong sáng kiến "vành đai con đường" với Trung Quốc.
"Trung Quốc và Nga cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập trung thường xuyên hơn. Và Trung Quốc đã gửi hàng nghìn binh lính tham gia các cuộc diễn tập quân sự lớn nhất trong lịch sử hiện đại Nga vào tháng trước. Lực lượng quân đội Nga cho biết đã chia sẻ các kinh nghiệm chiến đấu quan trọng của họ tại Syria với Trung Quốc", Tổng thống Putin cho biết./.