• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga, Trung dọa Mỹ bằng vũ khí có thể phá hủy hệ thống vệ tinh

Thế giới 27/10/2016 15:19

(Tổ Quốc) - Bất kỳ vệ tinh nào của Mỹ cũng có thể bị phá hủy bởi Nga và Trung Quốc  

Vũ khí không gian của Trung Quốc và Nga có thể đe dọa trực tiếp đến hệ thống vệ tinh của Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn báo chí gần đây, chuyên gia quân sự người Nga Vasily Kashin đã tiết lộ rằng những loại vũ khí có thể phá hủy được hệ thống vệ tinh của đối thủ sẽ trở thành những mối hiểm họa trong tương lai, mà các nhà hoạt định đường lối quân sự không thể bỏ qua.

Tại buổi lễ chào mừng sự kiện Kính viễn vọng giám sát không gian của Cơ quan Dự án nghiên cứu cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ được chính thức giao cho Lực lượng không gian không lực Hoa Kỳ, Thiếu tướng Nina Armagno của Không lực Hoa Kỳ tuyên bố rằng đến năm 2025, Nga và Trung Quốc hoàn toàn có thể đe dọa các vệ tinh của Mỹ cho dù ở bất kỳ quỹ đạo nào. Bà Armagno cũng kêu gọi Washington cần phải tiến hành các biện pháp kịp thời để đối phó với nguy cơ này.

Theo Kashin, Thiếu tướng Nina Armagno đã nhấn mạnh rằng bất kỳ vệ tinh nào của Mỹ cũng có thể bị tấn công, chứ không chỉ giới hạn ở các vệ tinh tình báo và viễn thông hiện ở quỹ đạo thấp. Lực lượng quân đội Mỹ dường như đã nhận thức được điều này khi bổ sung những thay đổi đáng kể vào chương trình huấn luyện chiến đấu của mình. Kashin giải thích rằng, các vệ tinh hiện đại không có khả năng tự bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của tên lửa đánh chặn – điều có thể khiến các nhà phát triển vũ khí nghiên cứu việc trang bị thêm những hệ thống phòng ngự cấp cao cho vệ tinh trong tương lai.

Một đài giám sát không gian tại Núi Sanglok

Kashin cũng cho biết, Mỹ không thể chỉ tìm đến giải pháp tăng cường hệ thống quan sát không gian. Hiện tại, đài giám sát không gian Okno của Nga tại Tajikistan đang sở hữu các kính viễn vọng được thiết kế đặc biệt để phát hiện một số vũ khí không gian nhất định – những thiết bị có thể tiếp cận vệ tinh của đối thủ và làm chúng nổ tung. “Hệ thống trên cho thấy, một vệ tinh có thể bị tấn công bởi một thiết bị không gian từ đối thủ; nhưng vấn đề đặt ra là, hệ thống này lại không thể bảo vệ cho những vệ tinh kia,” Kashin nói. Trong tương lai, Nga, Trung Quốc, Mỹ, cũng như Ấn Độ và Iran đều sẽ nắm trong tay những vũ khí chống vệ tinh tối tân được sản xuất trong nước.  

Hiện tại, Trung Quốc đang phát triển một thiết bị phóng không gian khá đơn giản và có chi phí thấp, dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo tầm trung – những loại tên lửa có thể phóng từ bệ phóng di động. Trong trường hợp có biến, nước này sẽ dễ dàng hơn trong việc thay thế các vệ tinh bị phá hủy do chịu tấn cống. Ngoài ra, Nga cũng đã có thể đưa vệ tinh lên quỹ đạo với sự trợ giúp của tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm. “Cho đến thời điểm hiện tại, vũ khí chống vệ tinh có giá thành cao, và các thiết bị phóng thường khá hạn chế. Bên nào có tên lửa và công nghiệp không gian mạnh hơn, có thể đưa thiết bị vào quỹ đạo nhanh hơn đối thủ, sẽ có lợi thế trong các cuộc xung đột vũ trang trong tương lai,” Kashin phân tích.

(Theo SPN)

 

 

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ