(Tổ Quốc) - Các quốc gia châu Á đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng về nghiên cứu và thăm dò tài nguyên Bắc Cực rộng lớn.
Theo Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga (RIAC), một số nền kinh tế mới nổi của châu Á xem Nga như một "tấm vé đến sự giàu có ở Bắc Cực."
Mặc dù có vị trí địa lý xa xôi, Bắc Cực đã trở thành tâm điểm của sự chú ý toàn cầu khi nhiều quốc gia đang thể hiện sự gắn kết của họ với khu vực giàu tài nguyên này, báo cáo tháng 10 của (RIAC) cho biết.
Cơ hội “phất lên”
Trong khi 8 quốc gia Bắc Cực, Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển và Na Uy - được coi là ứng viên chính tiếp cận khu vực này, các nước châu Á cũng đang chứng tỏ lợi ích mạnh mẽ của họ trong bảo tồn thiên nhiên và hành lang giao thông của Bắc Cực. "Các quốc gia từ Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á đã chú ý tăng cường các hoạt động nghiên cứu của họ ở Bắc Cực, trong một nỗ lực để tận dụng cơ hội nơi này mang lại", RIAC nói.
Có khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt chưa được khám phá của thế giới đang ở tại Bắc Cực. (Ảnh minh họa: Nguồn: Sputnik) |
Các tác giả của nghiên cứu cũng giải thích rằng lợi ích của Bắc Cực đối với nhiều nước châu Á là điều rõ ràng: các nền kinh tế lớn ở châu Á đang cho thấy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ khi sự phát triển công nghiệp đang đạt được nhiều động lực. Hơn nữa, sự phát triển nhân khẩu học trong khu vực cũng đang thể hiện tính năng động tích cực.
Với những điều này, “việc đảm bảo quyền tiếp cận tới các nguồn tài nguyên mới”đã trở thành một vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Trích dẫn các đánh giá về trữ lượng dầu khí Bắc Cực của Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), các chuyên gia cho biết có khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt chưa được khám phá của thế giới đang ở tại Bắc Cực.
"Một điều quan trọng hơn, đó là trữ lượng khí đốt lớn nhất tập trung ở một phần khu vực của Nga ở Bắc Cực, báo cáo nhấn mạnh. Mặc dù Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Singapore đã được cấp tư cách quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực vào năm 2013, vai trò của họ vẫn bị giới hạn chỉ được cập nhật về chương trình xây dựng của tám quốc gia Bắc Cực.
“Các ông lớn” nhanh chân
Đối với điều này, RIAC cho rằng Nga có thể thúc đẩy quan hệ với các quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng ở châu Á bằng cách tăng cường hợp tác với họ trong nghiên cứu và phát triển Bắc Cực.
Các tác giả báo cáo chỉ ra rằng Nga đã nhiều lần được gọi là "tấm vé của Ấn Độ tới khu vực giàu năng lượng Bắc Cực."
Năm 2014, Vijay Sakhuja, Giám đốc nghiên cứu, Hội đồng Phụ trách những vấn đề thế giới của Ấn Độ cho biết, nước này nhận thấy nhiều cơ hội hợp tác với Nga trong khu vực Bắc cực bao gồm trong cả hai lĩnh vực thăm dò khoa học và dự trữ. "Một phần của lập trường này có thể là do sự thay đổi địa kinh tế hướng tới trục phía Bắc về dầu mỏ, khí đốt, khai thác dưới lòng biển, và đánh bắt cá - các hoạt động sẽ có giá trị kinh tế to lớn cho Ấn Độ. Trong bối cảnh đó, Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của Ấn Độ, "Sakhuja nhấn mạnh trong bài viết của ông trên Valdaiclub.com.
Tương tự như vậy, Singapore cũng đang phát tín hiệu sẵn sàng để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong nghiên cứu ở Bắc Cực, RIAC cho biết, trích dẫn tuyên bố của Arthur Chilingarov, Đại diện đặc biệt của Nga về hợp tác quốc tế ở Bắc Cực và Nam Cực, sau chuyến thăm của ông tới Singapore tháng 3/ 2016.
Về phần mình, Trung Quốc và Hàn Quốc không chỉ quan tâm tới việc tham gia vào thăm dò tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của khu vực, mà còn muốn "hợp tác với Nga như một cường quốc lớn nhất tại Bắc Cực để đảm bảo vận hành thành công tuyến đường biển phía Bắc."
Các quốc gia này coi tuyến đường biển phía Bắc (NSR) - một tuyến đường vận tải biển nằm về phía đông của Novaya Zemlya và chạy dọc theo bờ Bắc cực của Nga từ biển Kara, dọc theo Siberia, tới eo biển Bering - như một hành lang hàng hải tương lai nối châu Á và châu Âu.
"NSR đang nhanh chóng trở thành một đường vận chuyển quá cảnh tại Bắc Cực – điều có thể thay thế cho các tuyến đường vận chuyển xuyên lục địa hiện giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương thông qua kênh đào Suez và Panama," theo trang web của tập đoàn dầu khí Rosatom của Nga.
Khiến Mỹ quan ngại
Tuy nhiên, hiện tại, sự hợp tác Nga-Trung Quốc ở Bắc cực đang gây ra mối ngại ở phương Tây.
Trong tháng 5/2016, các nhà khoa học chính trị Mỹ Stephanie Pezard và Timothy Smith của RAND Corporation chỉ ra rằng chiến lược tái cân bằng của Moscow đối với Trung Quốc "là đặc biệt quan trọng ở Bắc Cực, một khu vực mà Nga có tham vọng lớn, nhưng cũng phải đấu tranh với các lỗ hổng lớn."
Các học giả Mỹ nhấn mạnh rằng sự tham gia của Trung Quốc trong hoạt động thăm dò tại Bắc Cực của Nga có thể vô hiệu hóa cáctác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây. Khi các biện pháp trừng phạt do Mỹ hậu thuẫn đã giáng một đòn giáng mạnh vào các dự án năng lượng lớn ngoài khơi của Moscow cùng với các công ty châu Âu và Mỹ, Bắc Kinh có thể cung cấp cho Nga cả chuyên môn và công nghệ.
Theo RIAC, sự tham gia mạnh mẽ hơn các nước châu Á 'trong vấn đề Bắc Cực có thể thúc đẩy sức nặng của họ trên trường quốc tế và tiếp tục thay đổi cán cân quyền lực theo hướng đa cực.
(Theo Sputnik)