• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga-Mỹ: Mọi nỗ lực thương thuyết và đàm phán đều chỉ là số 0?

Thế giới 12/02/2017 14:43

(Tổ Quốc) -Tỏ ra hâm mộ ông Putin, liệu ông Trump có nắm thóp của ông Putin-lãnh đạo được xem là kỳ cựu trên trường chính trị?


Nghệ thuật của ngoại giao

Cựu tổng thống George W.Bush đã từng nghiên cứu rất kỹ lưỡng về suy nghĩ của Tổng thống Nga Putin và cho rằng mình đã nhìn thấu vào tầm nhìn của Putin đối với Mỹ. Ông Bush đã sai. Cựu Tổng thống Barack Obama đã từng nỗ lực xây dựng lại quan hệ với Nga nhưng vì vấn đề mâu thuẫn Ukraine nên chưa hoàn thành được kế hoạch. Tổng thống Donald Trump mong muốn tiến xa hơn trong quan hệ với Nga. Liệu sự gắn kết trong quan hệ Nga-Mỹ có thành công?

Các thông tin chi tiết về kết nối của ông Trump và ông Putin vẫn còn mơ hồ và có thể thay đổi. Điều này phần nào bởi vì sự bất đồng trong nội bộ Mỹ. Thậm chí, Đại sứ của ông Trump tại Liên Hợp Quốc đã từng lên án mạnh về các hành động công kích của Nga tại Ukraine và bản thân ông Putin cũng không thích về điều này. Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News, đã có nhiều câu chuyện xung quanh cáo buộc ông Putin là kẻ sát nhân, ông Trump đã xoa dịu điều này khi đặt ra câu hỏi: “Có rất nhiều kẻ sát nhân. Bạn có nghĩ đất nước chúng ta vô tội?”

Rõ ràng, ông Trump đã nói “đỡ lời” cho ông Putin. Bản thân Trump nghĩ rằng, những hành động của ông Putin sẽ mang lại lợi ích và sức mạnh cho Nga và Mỹ sẽ có được phần lợi ích trong đó.

Nga luôn duy trì quan điểm rằng, Mỹ sẽ cùng với Nga chung tay chống lực lượng khủng bố Hồi giáo IS.  Đối với châu Âu, Nga sẽ chấm dứt mâu thuẫn tại Ukraine và giảm thiểu các nghi ngờ đối với các thành viên NATO, sẽ mở cuộc thỏa thuận về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân nếu có thể. Về lâu dài, quan hệ gần gũi với Nga sẽ giúp kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc. Theo ông Stephen Bannon, cố vấn cấp cao của Trump, khả năng Mỹ sẽ tiến tới cuộc chiến Biển Đông trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm tới. Nếu như vậy, Mỹ vẫn cần đồng minh và Nga sẽ là siêu cường hạt nhân thách thức Trung Quốc.

Thỏa thuận Nga-Mỹ sẽ đi đến đâu?

Nga đã từng được cho là can thiệp vụ tấn công mạng giúp ông Trump giành chiến thắng trong bầu cử Mỹ nhưng không có nghĩa là điều này khiến Trump tin tưởng Putin hoàn toàn. Các lợi ích của Điện Kremlin và của Mỹ sẽ là ưu tiên đầu tiên.

 

Syria là một ví dụ, ông Putin có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến khủng bố lực lượng IS nhưng dường như chưa phải là một nỗ lực thực sự. Cái giá cho việc hợp tác với Mỹ có thể là đảm bảo sự hiện diện sức mạnh quân sự Nga tại Trung Đông. Không ai có thể mang lại tốt đẹp cho vấn đề của Syria, sự ổn định khu vực hay nước Mỹ. Thậm chí nếu ông Putin và ông Trump có chia sẻ mục tiêu chung nhưng người Mỹ cũng không mong muốn trở thành kẻ đồng lõa với những kẻ gây tội thì sức mạnh của Mỹ và Nga không thể dễ dàng song hành liên tục. Hệ thống hai bên không làm việc cùng nhau. Để làm được điều này hai bên sẽ phải chia sẻ các bí mật quân sự cho nhau mà điều này là cấm kỵ.

Cũng như vậy, Nga không thể thỏa thuận tất cả các vấn đề với Nga. Quân đội của Iran liên tục bổ sung tiếp thêm sức mạnh cho Nga. Iran đang trở thành thị trường đầy hứa hẹn trong kim ngạch xuất khẩu của Moscow. Trên tất cả, hai nước đang là quan hệ láng giềng tốt đẹp, sát cánh bên nhau quản lý khu vực Trung Đông và không mong muốn bất kỳ xung đột nào.

Nổi bật hơn, Nga là đồng minh tốt “chống” Trung Quốc sẽ khó có thể trở thành hiện thực. Nga yếu thế hơn nhiều so với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, dân số và quân sự. Ông Putin sẽ không "diễu võ giương oai” và cũng không tỏ ra nhún nhường trước Trung Quốc. Chắc chắn, sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và có những đàm phán chung với các lãnh đạo Trung Quốc. Thậm chí, nếu điều này có thể xóa bỏ những “căng thẳng” giữa Mỹ-Trung, hoặc nếu không thể, ông Putin sẽ không giúp cả hai.

Vấn đề của NATO cũng là một khó khăn xung quanh nhiều “hoài nghi” của ông Trump với châu Âu. Ở đây, danh sách không kỳ vọng của ông Putin sẽ phân thành ba loại: Những điều mà ông Putin không nên làm cho đến khi tín hiệu tốt hơn (Nới lỏng lệnh trừng phạt đối với phương Tây); những điều mà ông Putin không nên làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào (công nhận sự lấn át của Nga trong vấn đề Ukraine) và những điều làm suy yếu trật từ toàn cầu (hợp tác Mỹ-Nga làm suy yếu NATO).

Điều sẽ khiến ông Putin thích thú là liệu ông Trump có thể mở ra cơ hội cho Nga về các vấn đề liên quan đến việc từ bỏ hệ thống phòng không tên lửa chống tên lửa tại Châu Âu và vấn đề bổ sung thành viên NATO vào năm nay. Ông Trump có thể lờ đi sự nhượng bộ trong những vấn đề này. Ông Trump tỏ ra bộc lộ nhiều hoài nghi trong giá trị của NATO nhưng lại có biểu hiện ủng hộ. Các chuyên gia cho rằng, ông Trump không quan tâm quá nhiều đến sự chia rẽ của châu Âu. Ông Putin cũng vậy. Tất cả là lợi ích của nước Mỹ và nước Nga.

Quá trình mặc cả và thương thuyết của Putin và Trump đều là “bịp bợp”. Cho dù ông Trump có thúc đẩy sự hợp tác lớn giữa Mỹ và Nga thì sẽ không có một sự thương thuyết quân sự nào hiệu quả. Mọi rủi ro đều có thể nhìn thấy rõ. Các chuyên gia cũng đưa ra gợi ý rằng, điều tốt nhất mà Nga và Mỹ có thể làm là hợp tác xây dựng những điều nhỏ nhằm cải thiện quan hệ hai bên. Các vấn đề về kiểm soát quân sự sẽ không bao giờ đạt được thành công mà chỉ trở nên tồi tệ.

“Các cuộc thỏa thuận giữa Nga và Mỹ đều chỉ là nước đôi và kết thúc ở rủi ro cao mà thôi”, các chuyên gia nhấn mạnh.

(Theo Economist)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ