• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ngành văn hóa Pháp bị ảnh hưởng của Covid-19 tác động lâu dài

Thế giới 15/07/2020 19:10

Doanh thu năm 2020 của ngành văn hóa sẽ giảm ít nhất là 25%, so với năm trước. Biểu diễn sân khấu và nghệ thuật triển lãm là hai ngành bị thiệt hại nặng nhất....

Doanh thu năm 2020 của ngành văn hóa sẽ giảm ít nhất là 25%, so với năm trước. Biểu diễn sân khấu và nghệ thuật triển lãm là hai ngành bị thiệt hại nặng nhất.

Sau 3 tháng phong tỏa, cuối cùng giới chuyên ngành văn hóa cũng biết được mức độ thiệt hại của dịch Covid-19.

Theo khảo sát do Cơ quan Nghiên cứu, Dự báo và Thống kê Deps (trực thuộc Bộ Văn hóa Pháp) công bố hồi đầu tuần, doanh thu năm 2020 của ngành văn hóa sẽ giảm ít nhất là 25%, so với năm trước. Biểu diễn sân khấu và nghệ thuật triển lãm là hai ngành bị thiệt hại nặng nhất.

Ngành văn hóa Pháp bị ảnh hưởng của Covid-19 tác động lâu dài - Ảnh 1.

Bản phân tích của cơ quan Deps đã được thực hiện với sự cộng tác của nhiều cơ sở văn hóa và tổ chức chuyên nghiệp. Tính tổng cộng, 7.800 nhân viên hoạt động trong ngành văn hóa đã được thăm dò ý kiến để đo lường tác động của dịch Covid-19 đối với tất cả các ngành nghề nói chung.

Tính tổng cộng, hơn 10 lĩnh vực chuyên môn đã được rà soát và các số liệu được đem ra đối chiếu với cùng thời kỳ năm trước. Đó là các ngành xuất bản sách, báo chí, sân khấu âm nhạc, điện ảnh, thu thanh, quảng cáo, nghe nhìn, trò chơi video, biểu diễn trực tiếp, giáo dục văn hóa, di sản kiến trúc).

Bản nghiên cứu này xác nhận nỗi lo âu mà giới chuyên ngành đã có từ lâu. Văn hóa chẳng những là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất, mà còn ít có khả năng phục hồi nhanh chóng. Nếu như các ngành xuất bản, các tiệm sách, ngành phát hành phim hay đĩa hát có thể gỡ gạc thất thu bằng những hình thức kinh doanh khác, thì ngược lại các lãnh vực có liên hệ trực tiếp với khán giả hay khách tham quan như các viện bảo tàng hay sân khấu kịch nghệ phải chịu tác động lâu dài hơn.

Ngành văn hóa Pháp bị ảnh hưởng của Covid-19 tác động lâu dài - Ảnh 2.

Theo đánh giá của cơ quan Deps, một số bộ môn như phim ảnh hay băng đĩa bắt đầu hoạt động trở lại để có nguồn thu nhập, nhưng đáng lo ngại hơn là đà phục rất chậm của ngành sân khấu, các liên hoan và các đợt biểu diễn chuyên thu hút đông đảo khán giả.

Các quy định về giãn cách xã hội cũng như các biện pháp ràng buộc về mặt tiếp đón, khiến cho việc tập hợp tại các nơi công cộng càng trở nên khó khăn hơn, trong cách tổ chức cũng như quản lý.

Điều đó giải thích phần nào vì sao Đêm hoà nhạc cổ điển dưới chân tháp Eiffel vẫn được duy trì, nhưng chủ yếu là để thu hình và phát sóng trực tiếp nhân Lễ Quốc Khánh Pháp cho khán giả truyền hình, nhưng tuyệt đối không có người xem tại chỗ. Đối với các môn biểu diễn cũng như các ngành lệ thuộc vào khán giả, chừng nào các cuộc tụ họp lớn vẫn còn bị cấm thì hậu quả của dịch Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài, theo kịch bản tốt nhất là cho đến cuối năm 2020, xấu nhất là trong vòng hai năm tới, trước khi có thể tìm lại mức hoạt động bình thường.

Cũng cần biết rằng doanh thu của ngành văn hóa Pháp lên tới 97 tỷ euro hàng năm, tương đương với 2,3% GDP của Pháp. Ngành này tuyển dụng 635.700 nhân viên làm việc cho 79.800 công ty khác nhau. Dịch Covid-19 đã làm cho ngành này năm nay mất 22,3 tỷ euro, tương đương với 25% doanh thu của năm 2019. Một cách cụ thể, một số lãnh vực chuyên môn chịu thiệt hại nặng hơn so với các ngành khác, chẳng hạn lãnh vực nghệ thuật biểu diễn bị mất 72% doanh thu, tức là cao gấp đôi so với các viện bảo tàng và các di sản kiến trúc (-36%).

Họa người phúc ta. Các bộ môn văn hóa dễ dàng khai thác mô hình kinh doanh trực tuyến lại là những lãnh vực được hưởng lợi nhiều nhất trong thời kỳ phong tỏa vừa qua. Đó là trường hợp của các trò chơi video điện tử cũng như các nội dung phát hành trực tuyến : phim ảnh, ca nhạc, thể thao, thời trang trên mạng đã tăng thêm 15% doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2020.

Sau khi biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, nếu như các tiệm sách, các rạp chiếu phim, các cửa hàng văn hóa dần dần hoạt động trở lại, tức là nguồn doanh thu vẫn còn chậm, thì ngược lại nhiều người Pháp vẫn giữ thói quen tiêu dùng, mua sắm trực tuyến và như vậy các nội dung văn hóa trên mạng vẫn ăn khách, cho dù không còn lệnh phong tỏa.

Theo đánh giá của cơ quan Deps, các lãnh vực như sách báo, âm nhạc, quảng cáo, thời trang, thiết kế, kiến trúc, triển lãm nhằm mục đích bán đấu giá sẽ từng bước mở lại và theo dự kiến sẽ tìm lại với mức hoạt động gần như bình thường vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là ngành kinh doanh văn hóa phẩm sẽ được chuẩn bị kịp thời cho những ngày lễ cuối năm, vốn là mùa mua sắm và tiêu thụ truyền thống.

Ngược lại, tác động của dịch Covid-19 sẽ kéo dài đối với ngành biểu diễn sân khấu, các phòng trưng bày, các viện bảo tàng, nghề sản xuất phim nhưng chủ yếu là phim trường và các khâu tiền kỳ nhiều hơn là các khâu hậu kỳ như thu thanh lồng tiếng, ngành trùng tu các công trình kiến trúc cũng như các di sản văn hóa. Các ngành này theo dự kiến sẽ phục hồi chậm.

Theo phân tích của cơ quan Deps, một số cở sơ văn hóa là nạn nhân kép của dịch Covid-19. Chẳng hạn như các viện bảo tàng nhỏ có thể trông cậy vào khách tham quan là dân địa phương để khởi động lại các sinh hoạt, trong khi các viện bảo tàng lớn ở Paris như Louvre hay Orsay, do tiếp đón rất nhiều du khách nước ngoài, cho nên đà phục hồi sẽ rất chậm từ đây cho đến năm tới, bảo tàng Louvre chẳng hạn chỉ tiếp đón một phần năm lượng khách so với mức bình thường. Một cách tương tự, tiến độ thực hiện các dự án trùng tu di sản tại Pháp cũng sẽ gặp nhiều chậm trễ, vì cả hai ngành văn hóa và xây dựng đều là nạn nhân kinh tế trực tiếp của dịch Covid-19.

Nguồn: rfi.fr

NỔI BẬT TRANG CHỦ