(Tổ Quốc) - Chiều 2/11, tại Vĩnh Phúc, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 4686 (QĐ- BVHTTDL) ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt đề án tổ chức định kỳ "Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số" theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013- 2020.
- 07.09.2018 10 tỉnh tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X
- 30.09.2015 Báo cáo việc tổ chức Ngày hội văn hóa, thế thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IX, năm 2015 tại tỉnh Bắc Kạn.
- 13.09.2015 Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 9
- 11.09.2015 Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc
Hội nghị là hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X sẽ khai mạc tối nay 2/11 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tới dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo các tỉnh vùng Đông Bắc và nhiều địa phương trên cả nước.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh và Thanh Hóa.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Quyết định 4686 của Bộ VHTTDL là một trong những việc cụ thể hóa NQ TƯ 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; Nghị quyết 33 của BCH Trung ương Đảng, khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Quyết định 4686 cũng là một bước triển khai thực hiện Quyết định 1270 của Chính phủ về Đề án bảo tồn các dân tộc thiểu số VN đến năm 2020.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định, Việc tổ chức các hoạt động Ngày hội giao lưu văn hóa, Ngày hội VHTTDL các dân tộc thiểu số trong những năm qua đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, triển khai thực hiện trong nhiều năm. Nhưng để đảm bảo tổ chức đúng quy mô, tần suất, hiệu quả, tránh lãng phí tốn kém, Bộ đã ra Quyết định 4686.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Minh Khánh
Nhìn nhận lại 5 năm thực hiện Quyết định 4686, có thể khẳng định, tất cả các hoạt động được phê duyệt trong chương trình khung của Đề án về cơ bản đã được triển khai thực hiện. Thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của Đề án, có thể khẳng định, nhờ việc tổ chức các hoạt động Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số, Ngày hội VHTTDL các dân tộc thiểu số theo từng khu vực, nhiều giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đã được tôn vinh, bảo tồn, phát huy, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc có nguy cơ mai một đã được phục dựng, bảo tồn và phát huy. Cũng thông qua các Ngày hội, các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số đã được giới thiệu đến bạn bè quốc tế về giá trị di sản văn hóa độc đáo, phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng cho rằng, thông qua Ngày hội góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn trong thế hệ trẻ về giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thứ trưởng khẳng định, các hoạt động của Ngày hội đã đưa lại hiệu quả quan trọng. Tuy nhiên, qua 5 năm tổ chức, Bộ VHTTDL và các địa phương cần nhìn lại những khó khăn, cần khắc phục để tổ chức Ngày hội được tốt hơn. Hội nghị là dịp nhìn lại những vấn đề cần tháo gỡ trong công tác tổ chức các Ngày hội, tìm giải pháp cụ thể để đáp ứng yêu cầu tổ chức Ngày hội trong giai đoạn tới.
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nghệ nhân. Ảnh: Minh Khánh
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hải Nhung- Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc cũng báo cáo kết quả sau năm 5 triển khai Quyết định 4686. Theo đó, trong 5 năm qua trên phạm vi toàn quốc, Ngày hội giao lưu văn hóa thể thao và du lịch đã được tổ chức với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau với các chủ đề, nội dung đa dạng và phong phú như: Định kỳ tổ chức Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Miền Trung; Giao lưu văn hóa đối với từng dân tộc như tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái, Khmer, Mông, Nùng, Chăm, Dao; Giao lưu Liên hoan nghệ thuật Hát Then, Đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Giao lưu tuyến biên giới Việt Nam- Lào, VN- Campuchia… Thông qua các hoạt động của Ngày hội, giao lưu đã góp phần tăng cường tình đoàn kết, lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc. Đặc biệt, từ các hoạt động của Ngày hội, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu, rộng trong cộng đồng.
Tại Hội nghị, các nghệ nhân lãnh đạo các tỉnh Đông Bắc tham gia Ngày hội cũng đã nêu những khó khăn cần tháo gỡ như: kinh phí tổ chức các hoạt động còn hạn hẹp, cần đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức Ngày hội; Sự phối hợp tổ chức giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia Ngày hội đôi khi còn chưa chặt chẽ; Một số địa phương còn lúng túng trong xây dựng các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội, giao lưu…
Hội nghị đã chỉ ra những nhóm giải pháp, đề xuất để đổi mới nội dung trong khuôn khổ các Ngày hội; đổi mới mô hình tổ chức, triển khai Ngày hội…/.