(Tổ Quốc) - Ít hơn một tháng sau khi Tổng thống Donald Trump nhắc đến “chương mới” cho quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ở thời điểm hiện tại, giới chuyên gia vẫn cho rằng căng thẳng Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa thể kết thúc.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un |
Giai đoạn căng thẳng mới
Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Triều Tiên cáo buộc Mỹ đưa ra những yêu sách “giống như của một băng đảng xã hội đen” trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc chuyến thăm Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Bình Nhưỡng đã có tiến bộ..
Nhưng chỉ vài giờ sau khi nhà ngoại giao đứng đầu của Mỹ rời đi, truyền thông Bình Nhưỡng đưa ra một đánh giá khá tiêu cực, nói rằng Washington đã phá vỡ tinh thần cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6 giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
"Phía Mỹ chỉ đưa ra yêu sách đơn phương và giống như của một băng đảng xã hội đen đối với vấn đề phi hạt nhân hóa", một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được hãng thông tấn trung ương KCNA đăng tải.
Giới chuyên gia cho rằng, điều này dễ có thể đoán trước được.
Trong căng thẳng hiện tại, Triều Tiên đã cáo buộc rằng Mỹ đang “giống như một băng đảng xã hội đen” sau các đàm phán cấp cao nhằm tiến tới quá trình phi hạt nhân hóa.
Việc trục trặc và căng thẳng quan hệ ngoại giao này cho thấy cả Mỹ và Triều Tiên không ở cùng chí hướng. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu Mỹ có còn duy trì nhượng bộ Bình Nhưỡng nữa hay không hay đó là sự khác biệt lớn giữa hai bên trong cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào tháng trước.
“Tôi cho rằng, ở đây có sự hiểu nhầm. Mỹ vẫn tin tưởng Triều Tiên sẽ cam kết đầy đủ cho tiến trình phi hạt nhân hóa trong khi Bình Nhưỡng có thể đã nghĩ rằng hai nước cần phải thảo luận thêm cùng nhau và cả hai đều cần phải nhượng bộ”, nhà phân tích các vấn đề toàn cầu Joseph Yun cho biết.
Hiểu nhầm Mỹ-Triều là có thể?
Sau chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, các nhà quan sát phỏng đoán có thể đó là Triều Tiên chứ không phải Mỹ đang đặt ra các điều khoản thương lượng. Thay vì đưa ra báo cáo về việc triển khai quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chuyến thăm của ông Pompeo dường như hứa hẹn cho các đàm phán tiếp theo.
Hai quan chức Mỹ giấu tên và các nguồn tin khác cho biết, nhà ngoại giao đứng đầu của Mỹ đang kỳ vọng sẽ có thể làm rõ các vấn đề khác. Tuy nhiên, ông Pompeo cho biết, cuộc gặp sắp tới vào ngày 12/7 sẽ liên quan đến thảo luận về tiến trình phá hủy khu thử tên lửa.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa có cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo trong chuyến thăm lần này.
Vào ngày 7/7, ông Pompeo đã nói với báo chí rằng, tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại Triều Tiên là mục tiêu duy nhất và “không ai thoát khỏi điều đó”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết điều này. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc liệu Mỹ có đưa rõ thời gian cho lộ trình phi hạt nhân hóa hay không. Ông Pompeo cho biết:”Tôi sẽ không đưa ra thông tin chi tiết về điều này”.
Mặc dù vẫn có mâu thuẫn trong các cuộc thảo luận nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết: “Chúng tôi vẫn tin tưởng về các hứa hẹn của Tổng thống Trump”.
Kết quả chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Mỹ cho thấy nhiều thách thức mà ông Pompeo sẽ phải đối mặt nhằm thực hiện các cam kết giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều.
Mỹ luôn quán triệt tư tưởng về một Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, được xác minh và không thể đảo ngược. Trong khi đó, Mỹ chỉ nhận được cam kết mơ hồ từ Bình Nhưỡng, đó là định hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, các hình ảnh vệ tinh luôn cho thấy, Triều Tiên vẫn tiếp tục triển khai nhà máy hạt nhân và các nhà nghiên cứu tại Mỹ cho biết khả năng Triều Tiên đang hoàn thiện việc mở rộng khu vực sản xuất tên lửa đạn đạo.
Các quan chức chính quyền và quốc phòng cho biết, vẫn chưa rõ ràng liệu Mỹ và Triều Tiên đã đạt được tín hiệu tích cực về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hay chưa. Các thông tin rò rỉ tiết lộ, cơ quan tình báo quốc phòng không cho rằng, ông Kim muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân vào bất kỳ thời gian nào.
"Triều Tiên chỉ muốn nhận chứ không muốn cho", ông Daniel Russel, người từng là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ về khu vực Đông Á cho tới năm 2017 nhận định.
Các quan chức hiện tại, nguồn ngoại giao và các nguồn thân cận khác cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump gặp chút vấn đề khi đưa ra chính sách mạch lạc với Triều Tiên. Điều này đang khiến gia tăng nhiều căng thẳng.
Các nguồn tin này cũng cho hay, chính quyền Tổng thống Trump vừa thông qua với Triều Tiên về mục tiêu chung và lộ trình thực hiện cam kết.
Nguồn tin thân cận cho biết trên CNN, sẽ có nhiều lo lắng nếu ông Pompeo trở về sau chuyến thăm Triều Tiên mà không đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào. Đây là chuyến thăm thứ ba của Ngoại trưởng Mỹ tại nước này.