(Tổ Quốc) - Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho rằng chỉ cần mất một năm có thể hoàn thành việc phá bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Mất một năm giải giáp vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho biết ngày 1/7, ông tin tưởng phần lớn các chương trình vũ khí của Triều Tiên sẽ có thể hủy bỏ trong vòng 1 năm mặc dù các chuyên gia cho rằng, quá trình này cần phải lâu hơn nữa.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton |
Ông Bolton nói trên chương trình “Face the Nation”của CBS rằng, Washington đã đưa ra một chương trình giải giáp toàn bộ các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng trong một năm, bao gồm vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân cũng như chương trình tên lửa đạn đạo nếu có sự hợp tác và nhất trí từ Bình Nhưỡng.
“Nếu họ có quyết định chiến lược để làm điều đó, và tất nhiên là sự hợp tác với Mỹ thì chúng tôi có thể xúc tiến nhanh chóng. Mỹ sẽ nhanh chóng phá bỏ các chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong vòng một năm”, ông Bolton cho biết.
Theo ông Bolton, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ thảo luận và đưa ra đề xuất cho Triều Tiên trong thời gian sớm nhất. Tờ Financial Times cho biết, ông Pompeo sẽ đến Triều Tiên trong tuần này. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao chưa xác nhận về thông tin kế hoạch cho chuyến bay.
Các chuyên gia bày tỏ nghi ngờ về khung thời gian lạc quan mà ông Bolton đưa ra.
“Sẽ có thể tháo dỡ các chương trình tên lửa của Triều Tiên trong vòng một năm? Tôi không tin điều này. Tôi cũng chưa thấy bằng chứng nào cho thấy Bình Nhưỡng quyết định chắc chắn về việc hủy bỏ vũ khí hạt nhân”, ông Thomas Countryman, cựu quan chức đứng đầu về kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao thời cựu Tổng thống Barack Obama cho biết.
Hình ảnh vệ tinh mới nhất
Tờ Wall Street Journal cho biết, các hình ảnh vệ tinh mới nhất xác định Triều Tiên vẫn đang tiếp tục mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa.
Viện nghiên cứu quốc tế của Middlebury tại Monterey cho biết, các hình ảnh phân tích cho thấy Triều Tiên đã hoàn thành xây dựng ở mặt ngoài nhà máy hạt nhân vào thời điểm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào tháng Sáu.
Viện vật liệu hóa học ở Hamhung liên tục chế tạo các tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn. Điều đó cho thấy Triều Tiên có thể tiến hành vận chuyển và phóng tên lửa nhanh hơn so với hệ thống nhiên liệu lỏng đòi hỏi quá trình chuẩn bị lâu dài.
Ông Siegfried Hecker, một nhà khoa học hạt nhân đồng thời là giáo sư Đại học Stanford liên tục phỏng đoán sẽ cần phải mất khoảng 10 năm để tháo dỡ và dọn dẹp khu thử hạt nhân Yongbyon.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết, đại sứ Mỹ tại Philippines ông Sung Kim đã có cuộc gặp gỡ với các quan chức Triều Tiên tại biên giới nhằm phối hợp thực hiện một chương trình nghị sự cho chuyến thăm sắp tới của ông Pompeo tại Triều Tiên.
Cơ quan tình báo Mỹ không chắc chắn Triều Tiên sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân. Cơ quan tình báo quốc phòng hiện ước tình Bình Nhưỡng có khoảng 50 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan tình báo cho rằng không thể ước tình số lượng về đầu đạn hạt nhân tại các khu bí mật trong hang động hoặc các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất nước này.
Sự thật đã được phê chuẩn?
Triều Tiên đã đồng ý tiến tới tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên tại thượng đỉnh Nga-Mỹ. Tuy nhiên, trong tuyên bố chung giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 12/6 không đưa ra thông tin chi tiết về quá trình thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
“Các cơ quan tình báo Mỹ tin tưởng rằng, Triều Tiên đang tăng cường sản xuất nhiên liệu cho các vũ khí hạt nhân tại các cơ sở bí mật trong các tháng qua. Nhiều khả năng, nước này đang cố gắng che giấu điều này trong khi tìm sự nhượng bộ của Mỹ thông qua cuộc gặp thượng đỉnh”, NBC trích dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Theo tờ Washington Post, các quan chức tình báo Mỹ liên tục đưa ra kết luận rằng Triều Tiên không bao giờ từ bỏ hạt nhân và tính toán các che giấu hàng loạt vũ khí mà họ đang sở hữu. Washington Post cho rằng, Bình Nhưỡng có nhiều khu sản xuất bí mật.
Ông Bolton từ chối bình luận về các thông tin do cơ quan tình báo Mỹ cung cấp. Washington luôn biết được rằng, Bình Nhưỡng đã từng thất bại trong việc giữ lời hứa trong quá khứ.
“Chúng tôi vẫn biết các rủi ro vẫn có thể xảy ra mặc dù đã có các đàm phán. Điều đó không loại trừ khả năng Triều Tiên vẫn tiếp tục các chương trình vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo. Mỹ vẫn ý thức được điều Triều Tiên đã làm trong quá khứ”, ông Bolton nói.
Chuyên gia châu Á Patrick Cronin cảnh báo các báo cáo của NBC và Washington Post mang đến nhiều lo ngại.
Giám đốc cấp chương trình an ninh châu Á Thái Bình Dương, ông Patrick Cronin cho biết, ông đã nghe các nhận xét từ các quan chức Mỹ và Hàn Quốc.
Phía Mỹ đang xúc tiến chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa Ngoại trưởng Pompeo và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng. Wahshington xem đây là lộ trình cho quá trình xúc tiến phi hạt nhân hóa và các nỗ lực tháo bỏ khu hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thượng sỹ Đảng cộng hòa Susan Collins cho biết đã gặp rắc rối trong các báo cáo tin tức.
“Triều Tiên đã có lịch sử lâu dài vi phạm các thảo thuận dưới thời chính quyền trước đó”, bà Collins nói.
Theo bà Collin, Triều Tiên cần thiết phải có quá trình giám sát “có kiểm chứng và không thể đảo ngược” đối với các cam kết về chương trình vũ khí hạt nhân.
Thượng sỹ Lindsey Graham cũng bày tỏ nhiều hoài nghi đối với các cam kết từ phía Bình Nhưỡng.
“Nếu đó là sự thật rằng, Bình Nhưỡng thường nói một đằng làm một nẻo thì không một ai ngạc nhiên về điều này”, ông Lindsey Graham nói trên NBC.