• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người dân phương Tây "làm ngơ" quy định ở nhà của chính quyền mùa COVID-19 và lý do không đến từ phía họ?

Thế giới 24/03/2020 14:07

(Tổ Quốc) - Chuyên gia về khoa học hành vi người Anh giải thích tại sao các quy định phong tỏa và hạn chế tại phương Tây chưa thực sự có hiệu quả.

Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Italy, chính quyền đã tiến hành phong tỏa một số khu vực bị lây nhiễm nặng nề nhất ở miền bắc. Trước tình hình con số người nhiễm tăng cao, toàn bộ đất nước đã bị phong tỏa từ ngày 9/3. Những người vi phạm quy định có nguy cơ bị phạt tiền và ngồi tù lên tới 6 tháng.

Tuy nhiên, theo cảnh sát Italy, hàng trăm nghìn người dân nước này đã vi phạm lệnh cấm. Tuần trước, đại diện của Tổ chức Chữ Thập đỏ Trung Quốc có mặt tại đây cho hay, các biện pháp của Italy – mặc dù được đánh giá là nghiêm khắc nhất tại châu Âu, hóa ra vẫn chưa đủ nghiêm khắc. Hôm thứ sáu (20/3), quân đội được yêu cầu can thiệp để giúp thực thi các lệnh phong tỏa trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh tại Italy vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Đến cuối tuần, sau khi công bố con số tử vong lên tới hơn 1.400 người chỉ trong 2 ngày, chính quyền buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế thậm chí còn ngặt nghèo hơn lên người dân và hoạt động kinh doanh.

CNN nhận định, mặc dù châu Âu đã thay thế Trung Quốc trở thành tâm dịch của thế giới, nhiều nước phương Tây dường như vẫn chưa rút ra được bài học từ Italy.

Tại London nơi người dân đổ ra các công viên để tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần nắng đẹp bất chấp khuyến cáo ở nhà của chính phủ, Thủ tướng Anh Boris Johnson rốt cuộc đã phải tuyên bố phong tỏa đất nước kể từ tối thứ hai (23/3).

"Người dân sẽ chỉ được rời nhà vì những lý do rất giới hạn", ông Johnson nhấn mạnh, đồng thời cho hay, lực lượng cảnh sát sẽ giảm sát việc thực hiện lệnh phong tỏa bằng việc giải tán đám đông tụ tập, thậm chí là áp dụng các hình phạt.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock từng chỉ trích những ai không tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội là "rất ích kỷ". Còn Thị trưởng TP New York Andrew Cuomo gọi việc tụ tập tại công viên là "sai lầm", "thiếu nhạy cảm" và "thờ ơ".

Người dân phương Tây "làm ngơ" quy định ở nhà của chính quyền mùa COVID-19 và lý do không phải từ phía họ? - Ảnh 1.

Một cửa hàng tại Moscow đã sử dụng hình bìa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đeo khẩu trang để kêu gọi người dân tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế trong mùa dịch COVID-19 (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, ông Nick Chater, giáo sư về khoa học hành vi tại Trường Kinh doanh Warwick nhận định, những biện pháp trên vẫn chưa đủ mạnh, và các nhà lãnh đạo phương tây đang đưa ra các thông điệp "hỗn loạn".

"Khi người dân được khuyến cáo làm điều gì đó một cách nhẹ nhàng, tôi không nghĩ họ sẽ coi đó là việc cực kỳ cần thiết và sẽ thực hiện nó", ông Chater chỉ ra. "Bởi vì thông điệp mà họ nhận được là, điều đó không quan trọng tí nào... Vì vậy, chúng tôi không nói những thứ như, 'chúng tôi khuyến cáo bạn dừng khi đèn đỏ, chúng tôi khuyến cáo bạn lái xe ở phần đường này'… Chúng tôi chỉ nói, bạn phải làm vậy. Nếu bạn không làm, bạn đang vi phạm pháp luật".

Các chính quyền phương tây tỏ ra khá miễn cưỡng khi thực hiện các biện pháp phong tỏa và hạn chế từng được áp dụng nhanh chóng tại Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát. Thay vào đó, người dân tại Anh, Đức và Australi được chính phủ khuyến cáo là thực thi giãn cách xã hội và các doanh nghiệp được kêu gọi cho nhân viên làm việc ở nhà… nếu có thể.

Đức áp dụng "lệnh cấm tiếp xúc" thay vì phong tỏa toàn quốc. Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 22/3, Thủ tướng Angela Merkel nói, toàn nước Đức sẽ cấm tụ tập từ hơn 2 người, ngoại trừ những người sống cùng nhau, nhằm "giảm thiểu liên hệ" và ngăn cản sự lây lan của COVID-19.

Cuối tuần vừa qua, các bãi biển, công viên và đường chạy bộ tại California vẫn đầy ắp người bất chấp chính quyền bang yêu cầu người dân tránh tiếp xúc gần với nhau. Tại Australia, chính quyền buộc phải đóng cửa bãi biển nổi tiếng Bondi mới có thể chấm dứt tình trạng người dân tới đây.

Ngày đầu tuần tại London bắt đầu với những hình ảnh người dân chen chúc nhau trên tàu điện ngầm. May mắn là giờ đây, chỉ những người làm việc tối cần thiết trong xã hội mới được ra ngoài đường.

Trên mạng xã hội đầy rẫy các tấm hình ghi lại các con phố và điểm du lịch đông đúc. Những người cố tình lờ đi các lệnh cấm và hạn chế bị gắn biệt danh là "Covidiot" (kết hợp của hai từ Covid và idiot – nghĩa là kẻ ngốc Covid). Du khách đổ xô tới các khu vực hẻo lánh làm dấy lên nỗi lo ngại rằng, các bệnh viện nhỏ sẽ nhanh chóng bị quá tải.

Tại sao những điều đó lại xảy ra?

Ngày 23/3, Thị trưởng California Gavin Newsom nói với những thanh niên có mặt tại các bãi biển rằng: "Đừng có ích kỷ như vậy". Nhà lãnh đạo Scotland Micola Sturgeon kêu gọi người dân "làm những điều đúng đắn" và Thủ tướng Australia Scott Morrison trực tiếp công kích thái độ thờ ơ trước các quy định về giãn cách xã hội.

Mặc dù vậy, giáo sư Chater vẫn chưa cảm thấy hài lòng. "Có một sự giao tiếp không thành công", ông nhận xét. "Nhìn vào Trung Quốc và Hàn Quốc, có những chiến lược thực sự có hiệu quả chứ không phải là lý thuyết suông".

"Tại Trung Quốc, điều chủ chốt là một lệnh phong tỏa cực kỳ nghiêm ngặt, thậm chí là nhiều hơn cả mức cần thiết", ông Chater chỉ ra. "Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu phong tỏa chặt chẽ sẽ có tác dụng. Và tại Hàn Quốc, mọi người có thể tự do đi lại hơn, nhưng họ tiến hành xét nghiệm trên quy mô lớn. Có lẽ cần phải có sự kết hợp của cả hai chiến lược này".

Một số nước châu Âu giờ đây đang tiến hành nhiều biện pháp hơn để làm chậm lại tốc độ lây lan của virus. Tại Pháp, hàng nghìn người vi phạm lệnh phong tỏa đã bị phạt và ngày càng có nhiều công viên và bãi biển bị đóng cửa.

Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo muốn người dân làm nhiều hơn, họ phải khiến nó thành "bắt buộc trước khi quá muộn", chuyên gia về khoa học hành vi cảnh báo.

Minh Đức

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ