(Tổ Quốc) -Họ để lại gì cho thế hệ tương lai? Chăn gia súc theo kiểu truyền thống hay sử dụng lạc đà cho các chuyến đi xa?
Lạc đà là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân du mục (Ảnh:scmp) |
Ở một nơi rộng lớn như thế này thì ô tô không còn là một lựa chọn phù hợp. Ngay đến cả đồng hồ cũng sẽ không còn cần thiết, và tất nhiên điện thoại thông minh sẽ là thừa vì nơi này hoàn toàn không có mạng.
Điều đặc biệt ở đây là không có tới 1/3 dân Mông Cổ là người du mục hay bán du mục, và họ vẫn đang sống cuộc sống giống như hàng ngàn năm trước đây. Họ vẫn đi lại bằng lạc đà và không sử dụng máy phát điện hay máy bơm nước.
Những đồng bằng cát với sắc màu rực rỡ và bầu trời xanh vô tận trải dài khắp đồng bằng rộng lớn. Ở đây không có sở hữu đất tư nhân, không có trang trại và ruộng đồng cũng chẳng rào chắn, không có hạ tầng cho du lịch, thậm chí cũng chẳng có cửa hàng và tủ lạnh. Tuy nhiên, người dân ở đây lại có cuộc sống không khác gì “vua” khi 1,5 triệu cây số vuông của Mông Cổ chỉ chia sẻ cho 3 triệu người, và Mông Cổ trở thành quốc gia dân cư thưa thớt nhất trên thế giới.Và hơn thế nữa, họ tận hưởng cuộc sống dồi dào thức ăn, trà và rượu tự ủ.
Khí hậu cũng là một điều hết sức đặc biệt ở nơi này, khi vào mùa đông nhiệt độ có khi ở âm 40 hoặc 50 độ C, còn vào mùa hè, nó lại hoàn toàn đối nghịch với dương 40 hoặc 50 độ C. Mùa hè, những người dân du mục thường di cư đến những nơi đồng cỏ cao hơn để thoát khỏi cái nóng và muỗi.
Thế hệ tương lai của dân du mục liệu có thay đổi vận mệnh (Ảnh: scmp) |
Thế hệ những người du mục trẻ đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn: tiếp tục cuộc sống truyền thống hay chuyển tới thành phố hiện đại.
Những người thế hệ trước có lối sống giống như tổ tiên của họ từ 5.000 năm trước đây, họ di chuyển bằng lạc đà, họ chăn ngựa, dê, lạc đà và bò Tây Tạng. Mỗi ngày họ đi bộ từ 6 đến 10 giờ lên và xuống các sườn dốc, trên cồn cát, băng qua tuyết và núi cao, vùng đầm lầy ẩm ướt hay suối lạnh. Thời tiết thất thường đến cực đoan và họ cũng cuống cuồng thay đổi theo, có khi vừa đi bộ trong bộ dạng ướt sũng bởi một trận bão lớn thì chỉ trong vài phút sau đó họ lại như bị thiêu cháy bởi ánh mặt trời nơi vùng đất honag mạc này.
Sói là mối đe dọa nhưng rất đỗi thiêng liêng của những người du mục, họ tin rằng khi những kẻ săn mồi này nuốt một xác chết thì linh hồn bên trong sẽ được đến thế giới bên kia. Sự giàu có của một người du mục được đo bằng việc họ sở hữu bao nhiêu ngựa và gia súc.
Họ để lại gì cho thế hệ tương lai? Những truyền thống mà họ có không còn phù hợp với một nền kinh tế thị trường: tự cung tự cấp và di chuyển liên tục. Họ không chi tiền và cũng không cần tiền lương, họ không sở hữu nhà cửa vì vậy chính phủ chỉ có thể đánh thuế họ về vật nuôi.
Thế hệ những đứa trẻ quen với lưng ngựa từ khi lên năm đang tìm cho mình những lối đi riêng (Ảnh:scmp) |
Những thế hệ trẻ sau này cũng chỉ tin rằng mình cũng sẽ trở thành người chăn nuôi gia súc, và điều đó khiến họ sẽ phụ thuộc vào chính sách của chính phủ. Họ không biết rằng nếu có thể học đại học, sau đó họ cũng không có cơ hội để làm việc. Vì thế họ chưa hề tưởng tượng tương lai của mình và hoàn toàn không biết gì cả.
Tuy nhiên, họ bắt đầu nhận ra việc chăn nuôi hay trồng trọt cũng bắt đầu gặp những khó khăn. Bắt đầu từ sự thay đổi lớn nhất trong những năm gần đây, đó là khí hậu. Nhiệt độ bất thường, hoặc biến động vượt khỏi mức trung bình trong dài hạn. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Mông Cổ đã tăng 2,14 độ C kể từ năm 1940, theo một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, trong khi đó lượng mưa lại đang giảm. Với sự lệ thuộc vào đất đai, dân du mục rất nhạy cảm với những thay đổi tinh tế trong khí hậu.
Viễn cảnh cuộc sống mới cho người dân du mục ở Mông Cổ (Ảnh:scmp) |
Mặc dù các con sông đang khô hơn vào mùa hè, tuy nhiên các sông băng lại đang tan chảy, dẫn đến bão và lũ quét bất thường. Khi mùa đông đang trở nên ấm áp hơn ở những vùng khác thì Mông Cổ đang trải qua mùa đông khắc nghiệt mà khi đi qua vùng thảo nguyên rộng lớn này đã cướp đi sinh mạng hàng triệu gia súc - một số bị bỏ đói, một số khác thì chết cóng.
Tuy nhiên, người dân du mục gần đây đã có những tiến bộ trong quan niệm về "nhà cửa". Họ không còn chỉ nghĩ nhà là khoản thế chấp, và đơn giản cho rằng nhà là nơi dừng chân để ăn uống và nghỉ qua đêm. Thế hệ những đứa trẻ quen với lưng ngựa từ khi lên năm giờ đây đang tìm cho mình những lối đi riêng khi cân nhắc có hay không chấp nhận cuộc sống du mục hiện đại tại các thành phố.
Theo scmp