• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhận định đề thi môn Ngữ văn: Học sinh không cần thuộc lòng quá nhiều

Giáo dục 07/06/2018 11:27

(Tổ Quốc) -Với đề thi môn Ngữ văn lớp 10 trong kỳ thi 2018, học sinh không cần phải học thuộc lòng và ghi nhớ quá nhiều mà chỉ cần hiểu được nội dung của tác phẩm, có kĩ năng đọc hiểu văn bản và khả năng diễn đạt tốt thì có thể hoàn thành bài thi.

Sáng ngày 7/6, gần 95.000 em học sinh ở Hà Nội đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 bộ môn Ngữ văn.

Đề thi năm nay được cho là mang lại nhiều cảm xúc khác nhau đối với các em học sinh dự thi.

Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT 2018, các thầy cô tổ Ngữ văn của Trung tâm luyện thi Học Mãi cho rằng, học sinh không cần phải học thuộc lòng và ghi nhớ quá nhiều mà chỉ cần hiểu được nội dung của tác phẩm, có kĩ năng đọc hiểu văn bản và khả năng diễn đạt tốt thì có thể hoàn thành bài thi.

Ở phần thi tự luận, một câu hỏi thú vị được đưa ra đó là: "trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta".

Theo đó, đề Ngữ văn được phân tích như sau:


Title (tiêu đề): Vẻ đẹp biển đảo quê hương và những ngư dân bám biển.


So với đề thi năm 2017 và các năm trước, đề thi môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc nội dung cũng như cách phân bố điểm cho từng phần. Mỗi phần đều có sự tích hợp giữa kiến thức của tác phẩm Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Phần I:Đề hỏi về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp giàu của biển đảo, quê hương và tinh thần lao động hăng say của những ngư dân bám biển.Đề thi năm nay mặc dù không có yêu cầu chép thuộc văn bản nhưng vẫncó câu hỏi (câu 1) yêu cầu học sinh phải tái hiện kiến thức. Câu 2 hỏi về trường từ vựng, biện pháp tu từ đều là những kiến thức rất quen thuộc với các thí sinh. Câu 3 yêu cầu các em phải nhớ kiến thức của chương trình Ngữ văn 8 với bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 4 là câu có điểm số lớn nhất của cả bài thi thuộc phần nghị luận văn học. Các em cần viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch để phân tích hình ảnh người lao động trong khổ thứ 6 của bài thơ. Để đạt điểm tối đa của câu hỏi này, các em không chỉ phải phân tích kĩ càng nội dung đoạn thơ mà cần thực hiện đúng các yêu cầu phụ về hình thức đoạn văn và các yêu cầu Tiếng việt đi kèm.
Phần II: Đề hỏi về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xươngcủa Nguyễn Dữ. Câu hỏi giải thích từ “tiên nhân” có thể sẽ gây khó khăn cho thí sinh nếu không đọc kĩ văn bản. Câu nghị luận xã hội của đề yêu cầu bàn về vai trò của gia đình. Đây là chủ đề rất quen thuộc với các thí sinh nên nhiều bạn sẽ làm tốt câu hỏi này.
Với nội dung và cấu trúc như vậy, học sinh không cần phải học thuộc lòng và ghi nhớ quá nhiều mà chỉ cần hiểu được nội dung của tác phẩm, có kĩ năng đọc hiểu văn bản và khả năng diễn đạt tốt thì có thể hoàn thành bài thi./.

 

Bạch Dương

NỔI BẬT TRANG CHỦ