• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhật, Ấn, Úc kết hợp lập chuỗi cung ứng "tách" khỏi Trung Quốc, mở cho ASEAN

Thế giới 26/08/2020 14:47

(Tổ Quốc) - Sáng kiến này, được Nhật Bản đề xuất đầu tiên, hiện đang bắt đầu hình thành. Cuộc họp đầu tiên của của các Bộ trưởng Thương mại 3 nước đang được cân nhắc diễn ra trong tuần này.

Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đang bắt đầu thảo luận về việc công bố Sáng kiến chuỗi cung ứng bền vững 3 bên (SCRI) nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, do sự các hành vi chính trị và quân sự hiếu chiến của Bắc Kinh, theo Economic Times (ET).

Nhật Bản, thông qua Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp đã tiếp cận với Ấn Độ và đẩy nhanh sự cấp thiết để đưa sáng kiến này đi vào hoạt động, theo nguồn tin của ET. Tokyo đang nỗ lực để đưa SCRI ra mắt vào tháng 11, nguồn tin cho hay.

Chính phủ Ấn Độ đang xem xét đề xuất một cách nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc có các động thái hung hăng ở Ladakh. Lần này, chính phủ dường như đang xem xét ở cấp cao nhất trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó trở thành một giải pháp thay thế cho Trung Quốc.

Mục tiêu này cũng là một trong những nội dung chính trong bài phát biểu kỷ niệm Ngày Độc lập của Thủ tướng Modi vào thứ Bảy tuần trước, khi ông nói rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu coi Ấn Độ như một "trung tâm của chuỗi cung ứng" và giờ đây Ấn Độ phải "chế tạo cho toàn cầu".

Các nguồn tin cho biết, sáng kiến này cũng mở cho ASEAN.

Ban đầu, mục tiêu là vạch ra kế hoạch dựa trên mạng lưới chuỗi cung ứng hiện có. Ấn Độ và Nhật Bản, chẳng hạn, đã có Hiệp định đối tác cạnh tranh công nghiệp, với việc đưa các doanh nghiệp Nhật sang Ấn Độ.

SCRI là câu trả lời trực tiếp với các công ty và nền kinh tế quan ngại về các hành vi của Trung Quốc và khả năng đứt gãy của chuỗi cung ứng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hậu Covid, đã đưa ra gói hỗ trợ 2 tỷ USD để giúp các công ty Nhật di dời khỏi Trung Quốc. Úc và Mỹ, trong bối cảnh qua ngại về an ninh tăng cao, cũng đã có một thỏa thuận "không có Trung Quốc" cho chuỗi cung ứng đất hiếm.

Minh Khôi

NỔI BẬT TRANG CHỦ