• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan là những đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp Việt trong thị trường bán lẻ

Kinh tế 08/11/2018 07:02

(Tổ Quốc) - Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Việt Nam, chuỗi nhà bán lẻ nội đang chiếm thị phần 73% và chuỗi ngoại chiếm 27%. Tuy nhiên, DN nội chỉ chiếm lĩnh với mô hình siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị, nhà bán lẻ ngoại chiếm đến 92% và cửa hàng tiện lợi họ chiếm 80%.

Theo nhận định của một số chuyên gia, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong 10 năm qua. Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể, với sự góp mặt ồ ạt của thương hiệu trong nước lẫn quốc tế như: Family Mart, B's mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart, Co.op Food…

Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan là những đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp Việt trong thị trường bán lẻ  - Ảnh 1.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng và năng động bật nhất hiện nay. Nguồn: vincommerce.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc thương mại Kantar Worldpaner Việt Nam cho hay, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng và năng động bật nhất hiện nay. Có rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam từ sớm.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường Nilsen Việt Nam, cho rằng yếu tố hiểu thị trường của các nhà bán lẻ đến từ phương Tây không bằng DN Việt Nam. Tuy nhiên, những nhà bán lẻ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan lại phần nào hiểu được người Việt và mang những cái hay từ quốc gia của họ sang Việt Nam, tạo ra sự mới mẻ cho thị trường. Đây là những đối thủ đáng gờm của DN Việt.

Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường Nilsen Việt Nam đưa ra bật mí, DN Việt nên tận dụng ưu thế sự hiểu tâm lý mua sắm của người dân bản địa nhưng cần chú ý sở thích mua sắm của khách hàng Việt thay đổi rất nhanh, thậm chí "thay đổi sau một đêm". Cho nên DN Việt đừng ỷ y rằng mình hiểu người Việt, bởi họ có nhiều nhu cầu mới. Mà muốn đáp ứng được nhu cầu mới, nhà bán lẻ phải gần họ, lắng nghe và dự đoán nhu cầu tiếp theo của họ là gì.


Phùng Nguyên (t/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ