(Tổ Quốc) - Các quan chức Mỹ Nhật tiếp tục hội đàm nhằm tìm các giải pháp “nóng” đối phó với vấn đề hạt nhân Triều Tiên vào thời điểm hiện tại.
Mỹ Nhật hợp tác
Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng nhằm đối mặt với các thách thức từ vấn đề tên lửa hạt nhân của Triều Tiên giữa bối cảnh căng thẳng leo thang tại Đông Á, các quan chức Mỹ nói vào ngày 17/8.
Các quan chức Mỹ Nhật tiếp tục hội đàm bàn giải pháp đối phó Triều Tiên. Ảnh:Reuters |
“Đối với thách thức của Triều Tiên, chúng tôi đồng thuận tăng cường sức ép vào Bình Nhưỡng và gia tăng khả năng liên minh Mỹ Nhật”, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói sau cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao của Mỹ tại Washington.
Các căng thẳng của Mỹ về chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên liên tục gia tăng trong những tuần gần đây. Bình Nhưỡng cho rằng, họ đang cân nhắc kế hoạch phóng tên lửa vào đảo Guam mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hiện đang trì hoãn quyết định này.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và các quan chức khác của Nhật Bản đều tham gia cuộc hội đàm tại Washington vào ngày 17/8 nhằm tìm ra các giải pháp mới đối với vấn đề Triều Tiên.
“Bởi các thách thức leo thang của Triều Tiên, chúng tôi mong muốn hợp tác cùng với Mỹ để ngăn chặn mối đe dọa này”, ông Onodera nói thêm.
Ngoại trưởng Tillerson cho biết, Mỹ muốn tiến tới đàm thoại với Bình Nhưỡng nếu nước này có thiện chí thực sự.
Vào năm 2005, Triều Tiên đã tiến tới đàm phán với 6 nước nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhưng thỏa thuận này đã sụp đổ ngay sau đó.
Tổng thống Donald Trump đã cánh báo Triều Tiên về “lửa và giận dữ” vào tuần trước sau khi Triều Tiên đe dọa kế hoạch tấn công vào đảo Guam.
Tổng thống Trump liên tục khẳng định không cho phép Triều Tiên phát triển các tên lửa hạt nhân nhắm vào Mỹ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục duy trì các chương trình hạt nhân và gia tăng thách thức vào Mỹ và các nước châu Á.
Phó đại sứ của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc đã nói với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong tuần này rằng, chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đưa vào đàm phán nếu Mỹ vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích và thách thức hạt nhân gia tăng.
Nhật Bản lo lắng
Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác với Washington và duy trì tập trận chung giữa hai nước. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các thiết bị quân sự tối tân nhất tại Nhật Bản”, Bộ ngoại giao Mỹ cho biết.
Bộ quốc phòng Nhật Bản hiện muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên và quyết định sẽ đầu tư kinh tế trong năm tiếp theo để trang trải cho các thiết kế hệ thống phòng thủ này, một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói trên Reuters.
Bộ trưởng ngoại giao Taro Kono nói rằng, Nhật Bản sẽ thúc đẩy các biện pháp quốc phòng nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên đồng thời đầu tư 500 triệu đôla thúc đẩy an ninh hàng hải tại Đông Á.
Nhật Bản cũng có kế hoạch chi tiêu quốc phòng mạnh vào 5 năm tiếp theo, tờ Nikkei business daily cho biết ngày 18/8.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết, chi phí tăng cường vào quốc phòng là biện pháp cần thiết, tuy nhiên, các quan chức Bộ tài chính đang cân nhắc bởi vì vấn đề nợ công khổng lồ của Tokyo vào thời điểm hiện tại.
Triều Tiên liên tục đe dọa tấn công vào Nhật Bản cùng với Hàn Quốc và Mỹ.
Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên đều thực hiện theo lộ trình phóng qua Nhật Bản và nhắm vào đảo Guam làm gia tăng nhiều lo ngại đối với Tokyo về tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân.
Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận chung vào tuần tới nhằm tăng cường sức ép đối với Triều Tiên và đồng minh Trung Quốc, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết.
Cuộc diễn tập lần này sẽ tăng cường khoảng10 nghìn binh linh Mỹ và Hàn Quốc tham gia. Triều Tiên liên tục xem các cuộc diễn tập của Mỹ Hàn Nhật là một động thái khiêu chiến.
Trung Quốc liên tục kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc nên kiềm chế và hạn chế tham gia các cuộc diễn tập quân sự, đồng thời tỏ ý mong muốn Triều Tiên chấm dứt các chương trình vũ khí hạt nhân.
Ông Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, cuộc diễn tập này không hề có liên quan gì đến động thái khiêu khích hay gây chiến. Nhiều khâu diễn tập chỉ liên quan đến mô phỏng máy tính.
Ông Dunford cho rằng, quân sự Mỹ và các đồng minh luôn ở trong tư thế sẵn sàng.
“Để có thể đôi phó với các mối đe dọa của Triều Tiên, chúng tôi cần phải luôn sẵn sàng ở bất kỳ thời điểm nào”, ông Dunford nói với báo chí tại Bắc Kinh sau cuộc gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc.
Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã nói với ông Dunford rằng, Trung Quốc tin tưởng rằng hướng hiệu quả duy nhất nhằm giải quyết các vấn đề Triều Tiên là thông qua đàm thoại.
Phản ứng sau vụ hoãn phóng tên lửa của Triều Tiên vào đảo Guam, Tổng thống Trump cũng cho rằng: “Quyết định của nhà lãnh đạo Kim Jong Un là hoàn toàn khôn ngoan”.
Các nhà quan sát tỏ ra hoài nghi rằng, xúc tiến đàm phán liệu có thể hay chỉ là “chiêu trò đánh qua đánh lại” mà Mỹ với Triều Tiên xem như là quân bài để không bên nào phải chịu thiệt.
(Theo Reuters)