• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những con số "giật mình" trong báo cáo khủng nhất về tương lai Trái đất

Thế giới 07/05/2019 11:29

(Tổ Quốc) - Cùng với biến đổi khí hậu, loại người là thủ phạm chính gây ra những thiệt hại cho đa dạng sinh học.

Hôm thứ Hai (6/5), Cơ quan liên chính phủ chính sách khoa học về đa dạng sinh học và hệ sinh thái (IPBES) của Liên Hợp quốc đã công bố một bản báo có được đánh giá là tài liệu toàn diện nhất về những thiệt hai của tự nhiên toàn cầu cho tới thời điểm hiện đại.

Được viết bởi 145 chuyên gia của 50 quốc gia, bản báo cáo đem tới một bức tranh ảm đạm về Trái đất, đang ngày ngày bị tàn phá bởi dân số toàn cầu không ngừng gia tăng dẫn tới những hệ lụy liên quan.

Những con số giật mình trong báo cáo khủng nhất về tương lai Trái đất - Ảnh 1.

Trái đất đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ (ảnh: CNN)

Các nhà khoa học cảnh báo, 1 triệu trong tổng số 8 triệu giống loài trên Trái đất đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do các hành động của con người. Trong vòng 10 triệu năm trở lại đây, tỷ lệ các loài bị tuyệt chủng đã "cao hơn 10 tới 100 lần so với trước đó", báo cáo chỉ ra.

Môi trường sống bị thu hẹp, các nguồn lực tự nhiên bị khai thác kiệt quệ, biến đổi khí hâu và ô nhiễm… là những nguyên nhân chính dẫn tới việc các giống loài dần biến mất.

"Chất lượng hệ sinh thái mà chúng ta và tất cả các giống loại phụ thuộc vào, đang bị xói mòn với tốc độ nhanh hơn bất kỳ lúc nào", ông Robert Watson, người đứng đầu IPBES nói.

Bản báo cáo được đưa ra chỉ 6 tháng sau khi Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ cảnh báo, thế giới chỉ còn chưa đầy 12 năm để ngăn cản những thảm kịch mà hiện tượng ấm lên toàn cầu đem lại.

Cùng với biến đổi khí hậu, loại người là thủ phạm chính gây ra những thiệt hại cho đa dạng sinh học khi làm biến đổi 75% đất trên Trái đất và 66% hệ sinh thái đại dương kể từ sau thời kỳ tiền công nghiệp.

Các chuyên gia nhấn mạnh vào những ảnh hưởng to lớn của tăng trưởng dân số và nhu cầu gia tăng. Hơn 1/3 đất đai và 75% lượng nước ngọt trên trái đất là dùng vào việc chăn nuôi và trồng trọt.

"Hầu như không còn gì của Trái đất mà chưa bị chúng ta thay đổi đáng kể", Sandra Diaz, đồng tác giả của bản báo cáo và hiện đang là giáo sư sinh thái học tại Đại học Córdoba cho biết. "Chúng ta cần hành động vì cuộc sống trên Trái đất".

Cũng theo bà, các quốc gia ở phần bắc của địa cầu đặc biệt góp phần lớn dẫn tới tự nhiên bị phá hủy, do mức độ tiêu thụ "không bền vững", nhất là trong các hoạt động đánh bắt cá và khai thác gỗ.

Năm 2015, 1/3 trữ lượng hải sản toàn cầu bị đánh bắt ở mức độ phi bền vững và số lượng gỗ thô bị khai thác đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1970, trong đó có tới 15% là bất hợp pháp.

Ô nhiễm nhựa đại dương cũng tăng 10 lần từ năm 1980, trong khi tình trạng ô nhiễm hệ thống sinh thái ven biển cũng đã tạo ra hơn 400 "vùng chết" tại các đại dương, nơi tỷ lệ khí oxy xuống thấp tới mức các sinh vật hầu như không sống nổi. 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ