• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những gì châu Á đang phải trải qua và hi vọng cho tương lai chấm dứt đại dịch Covid-19

Thế giới 02/04/2020 12:00

(Tổ Quốc) - Theo trang SMCP, giống với các châu lục khác, châu Á đang từng bước khắc phục khó khăn trong diễn biến đại dịch Covid-19.

Suy thoái kinh tế vì Covid-19

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), khủng hoảng kinh tế vì Covid-19 có thể đẩy 11 triệu người dân Đông Á và Thái Bình Dương vào tình trạng đói nghèo trừ khi có hành động khẩn cấp.

Những gì châu Á đang phải trải qua và hi vọng cho tương lai chấm dứt đại dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reuters

Viện tài chính Washington đã đưa ra kịch bản tồi tệ hơn trong bối cảnh khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể chịu thiệt hại nặng nề vì đại dịch trong hơn 2 thập kỷ khiến phần lớn châu Á rơi vào khủng hoảng lâu dài.

Các dự án nghiên cứu đưa ra phỏng đoán, mức tăng trưởng khu vực có thể giảm xuống còn 2.1% trong năm 2020 so với mức tăng trưởng ước tính khoảng 5.8% vào năm 2019. Tuy nhiên, trong dự báo tồi tệ hơn, kinh tế khu vực có thể rơi vào khủng hoảng kéo dài. Tại Trung Quốc, bối cảnh bùng phát đại dịch dự báo tăng trưởng khu vực chậm lại ở mức 2.3% trong năm nay. Trong trường hợp xấu nhất, tăng trưởng tại Trung Quốc có thể có thể giảm xuống mức 0.1% so với 6.1% trong năm 2019.

Xu hướng giảm tăng trưởng xuất phát nguyên nhân từ hậu quả ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Lần cuối cùng Trung Quốc đối mặt với suy thoái kinh tế như vậy là năm 1976 và cho tới hiện tại là năm nay. Hiện tại, là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.

"Khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi ở các nước", báo cáo Ngân hàng thế giới World Bank nêu rõ đồng thời cho biết toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên chuẩn bị cho các tác động nghiêm trọng của đại dịch sẽ khiến tình trạng đói nghèo gia tăng.

Báo cáo của Ngân hàng thế giới World Bank cũng lưu ý, mặc dù các ước tính chỉ là phỏng đoán và có thể thay đổi nhưng ảnh hưởng kinh tế khu vực trong mùa dịch là điều thấy rõ và cần phải có hành động ngay lập tức.

"Tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương phải nhận ra điều đó đồng thời lên tiếng cần phải có hành động quốc gia và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nỗ lực điều chế vaccine đối phó với thách thức của đại dịch.

Trong nỗ lực giảm thiểu mức độ suy thoái kinh tế, ngân hàng thế giới World Bank đã cam kết hỗ trợ 14 tỷ đôla cho các quốc gia đang phát triển và triển khai lên tới 160 tỷ đôla trong thời gian 15 tháng nhằm bảo vệ những quốc gia nghèo và gặp rủi ro.

Biện pháp đối phó khẩn cấp

Các lo lắng về suy thoái kinh tế khu vực liên tục gia tăng trong các tuần gần đây trong bối cảnh đại dịch tiếp tục lan rộng vào nhiều quốc gia châu Á. Một số nước đã tiến hành các lệnh phong tỏa và ngăn cấm việc đi lại, đóng cửa các cửa hàng và nhà máy.

"Khủng hoảng tại châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng bởi vì khu vực này đã mất nhiều tháng đối phó với các tác động tiêu cực của kinh tế từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực sẽ giảm đáng kể trong tất cả các kịch bản", báo cáo nêu rõ.

Theo trang SCMP, Indonesia, Papua New Guinea và Philippinnes sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Malaysia và Thái Lan cũng bị ảnh hưởng mạnh trong ngành du lịch trong các tháng qua và điều này thấy rõ trong kinh tế đất nước.

Theo báo cáo, suy thoái kinh tế có thể khiến 24 triệu người tại Đông Á và Thái Bình Dương rơi vào tình trạng đói nghèo trong năm 2020. Báo cáo dự báo tỷ lệ nghèo có thể tăng gấp đôi các hộ gia đình làm việc trong ngành sản xuất và du lịch

Việc giảm nghèo tại khu vực sẽ phụ thuộc vào thời điểm đại dịch có thể kiểm soát. Đó là lý do tại sao thế giới luôn đặt ưu tiên đi đầu trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu tối đa mức độ lây lan, báo cáo nêu rõ.

Báo cáo Ngân hàng thế giới World Bank cũng chỉ ra rằng Singapore và Hàn Quốc là ví dụ điển hình trong nỗ lực kiểm soát dịch hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế.

Báo cáo nêu rõ, các quốc gia đã có kinh nghiệm từ đại dịch trước đó vào năm 2003. Nếu các quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệm chống dịch trước đó thì sẽ nhanh chóng kiểm soát và hồi phục kinh tế.

Chính phủ sẽ cần phải thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân trong đại dịch và ngăn chặn sự gia tăng tình trạng đói nghèo. Chính phủ cũng cần phải trợ cấp khoản hỗ trợ ốm đau, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thời điểm này.

Cuối cùng các quốc gia nên hợp tác cùng nhau đối phó với đại dịch trong thời gian khó khăn này. Điều này sẽ giữ thương mại mở, chia sẻ các nguồn cung thiết bị y tế và hạn chế áp thuế lên các sản phẩm y tế.

"Tất cả các nước ở Đông Á và Thái Bình Dương nên nâng cao tinh thần hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch. Đây chính là liều vaccine hiệu quả nhất đối phó với bất kỳ thách thức nào trong đại dịch", báo cáo nêu rõ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ